Ykhoangaynay.com |  23/07/2024

Bị ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Khi mắc ung thư dạ dày thì sống được bao lâu là câu hỏi mà nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế, để trả lời chính xác cho câu hỏi này thì cần căn cứ vào giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị.

Tỷ lệ sống 5 năm đối với bệnh ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân, đặc biệt khi bệnh đang ở giai đoạn cuối. 

Tỷ lệ sống 5 năm cho bệnh ung thư dạ dày là một chỉ số thống kê tương đối, cho phép so sánh giữa những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày ở cùng giai đoạn với dân số khỏe mạnh. Ví dụ, nếu tỷ lệ sống sau 5 năm cho một giai đoạn cụ thể của ung thư dạ dày là 70%, điều này có nghĩa là, so với những người không mắc bệnh, khoảng 70% bệnh nhân sẽ sống ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán.

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Loại và giai đoạn của ung thư
  • Mức độ tập thể dục và tình trạng sức khỏe tổng quát
  • Phương pháp điều trị được áp dụng

Các số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo và dựa trên nhóm bệnh nhân lớn, không phản ánh chính xác tình trạng của từng cá nhân.

> Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày

Thời gian sống của bệnh ung thư dạ dày qua các giai đoạn

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu (giai đoạn 1)

Giai đoạn 1A

Ở giai đoạn này, ung thư dạ dày chỉ mới xuất hiện tại lớp niêm mạc và chưa xâm lấn vào lớp cơ chính của thành dạ dày hoặc các hạch bạch huyết. Tỷ lệ sống 5 năm cho ung thư dạ dày giai đoạn 1A là khoảng 71%.

Giai đoạn 1B

Tại giai đoạn 1B, ung thư đã lan đến một hoặc hai hạch bạch huyết gần nhất hoặc đã xâm lấn vào lớp cơ chính của thành dạ dày. Tỷ lệ sống 5 năm ở giai đoạn 1B là khoảng 57%.

Ung thư dạ dày giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Chuyên gia cho biết 80% bệnh nhân ung thư dạ dày bị đau vùng thượng vị . Vì vậy, để ý những thay đổi bất thường như đau vùng thượng vị có thể giúp phát hiện bệnh sớm.

Giai đoạn 2A

Ung thư dạ dày giai đoạn 2A được xác định khi ung thư đã đạt một trong các điều kiện sau:

  • Đã di căn đến 3 - 6 hạch bạch huyết xung quanh.
  • Đã lan đến lớp cơ chính của dạ dày và 1 - 2 hạch bạch huyết gần.
  • Chưa di chuyển đến hạch bạch huyết nhưng đã xâm lấn vào lớp dưới thanh mạc.Tỷ lệ sống 5 năm ở giai đoạn 2A khoảng 46%.

Giai đoạn 2B

Ung thư dạ dày giai đoạn 2B được xác định khi:

  • Đã di căn đến ít nhất 7 hạch bạch huyết nhưng chưa xâm lấn vào lớp cơ chính.
  • Đã lan đến lớp cơ chính của dạ dày và xuất hiện ở 3 - 6 hạch bạch huyết.
  • Xâm lấn vào lớp dưới thanh mạc và đã di căn đến 1 - 2 hạch bạch huyết gần.
  • Đã xâm lấn vào thanh mạc nhưng chưa di căn đến hạch vùng.Tỷ lệ sống 5 năm ở giai đoạn 2B là khoảng 33%.

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Giai đoạn 3A

Ung thư dạ dày giai đoạn 3A được xác định khi:

  • Xâm lấn vào lớp cơ chính của dạ dày và ít nhất 7 hạch bạch huyết xung quanh.
  • Xâm lấn vào lớp dưới thanh mạc và di căn đến 3 - 6 hạch bạch huyết.
  • Xâm lấn vào thanh mạc và có từ 1 - 2 hạch bạch huyết.Tỷ lệ sống 5 năm cho ung thư dạ dày giai đoạn 3A là khoảng 20%.

Giai đoạn 3B

Ung thư dạ dày giai đoạn 3B được xác định khi:

  • Đã di căn đến ít nhất 7 hạch bạch huyết nhưng chưa lan đến thanh mạc.
  • Đã lan đến thanh mạc và 3 - 6 hạch bạch huyết.
  • Xâm lấn qua thanh mạc và di căn đến các cơ quan lân cận, đồng thời có thể xuất hiện ở 1 - 2 hạch bạch huyết gần.Tỷ lệ sống 5 năm ở giai đoạn 3B là khoảng 14%.

Giai đoạn 3C

Ung thư dạ dày giai đoạn 3C có tỷ lệ sống 5 năm khoảng 9% khi tế bào ung thư đã xâm lấn vào thanh mạc và ít nhất 7 hạch bạch huyết hoặc đã di căn đến các cơ quan gần dạ dày và xuất hiện trong 3 hạch bạch huyết trở lên.

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối (giai đoạn 4) là khi ung thư đã di căn đến các cơ quan xa như gan, phổi, não và xương. Tỷ lệ sống 5 năm đối với ung thư dạ dày giai đoạn cuối là khoảng 4%.

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị. Để cải thiện hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần kiên trì theo đúng chỉ định của bác sĩ, duy trì lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, và tập thể dục đều đặn. Yếu tố tinh thần cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị.

Để phát hiện ung thư dạ dày sớm, việc sàng lọc định kỳ là cần thiết. Đặc biệt, những người thuộc nhóm nguy cơ cao nên thăm khám và sàng lọc ung thư định kỳ ít nhất một năm hai lần để phát hiện bệnh kịp thời và tránh tiến triển đến giai đoạn cuối, khi việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

(Bài viết tham khảo, biên soạn lại từ tài liệu "Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư dạ dày", link bài: https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/ty-le-song-sot-cua-benh-nhan-ung-thu-da-day-vi)

Tin khác

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân mắc bạch cầu cấp. Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp cơ thể có đủ năng lượng để phục hồi, mà còn hỗ trợ tái tạo các tế bào máu và mô bị tổn thương trong quá trình điều trị.

Sự kiện Y Khoa  - 
Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là gì?

Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là gì?

Bạch cầu cấp là một trong những dạng ung thư máu phổ biến, đặc biệt là bạch cầu cấp dòng tủy. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có xu hướng trẻ hóa và tiến triển rất nhanh.

Sự kiện Y Khoa  - 
Bạch cầu cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán

Bạch cầu cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán

Ung thư là một trong những căn bệnh có tốc độ gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu, trong đó bệnh bạch cầu cấp (hay còn gọi là ung thư máu) là một trong những loại ung thư phổ biến. Bệnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau và hiện nay, việc phòng ngừa vẫn còn nhiều thách thức.

Sự kiện Y Khoa  - 
Phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì?

Phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì?

Việc phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm mở ra nhiều cơ hội điều trị hiệu quả hơn. Trong một số trường hợp, các triệu chứng và dấu hiệu của ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện rõ ràng, tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng dễ nhận biết.

Nghiên cứu  - 
Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không?

Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không?

Mỗi năm tại Việt Nam, hơn 4.100 phụ nữ mới phát hiện mắc ung thư cổ tử cung, và khoảng 2.400 người không may qua đời vì căn bệnh này. Vậy, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi hay không?

Nghiên cứu  - 
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung: Những triệu chứng cần lưu ý để phát hiện sớm

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung: Những triệu chứng cần lưu ý để phát hiện sớm

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác, vì vậy việc nhận biết sớm các triệu chứng là điều quan trọng giúp tăng cơ hội điều trị hiệu quả.

Nghiên cứu  -