Cẩm nang chăm sóc bé: Đề phòng tai nạn và ngộ độc ở trẻ con
Một khi tai nạn xảy đến thì chỉ trong tích tắc trẻ con có thể bị gãy chân, sứt tay, mù mắt,... thậm chí vong mạng nữa. Do đó, với mỗi kỹ năng mới mà em bé của bạn học được trong quá trình phát triển, bé như "người điếc không sợ súng" nên rất dễ bị tai nạn hay ngộ độc.
Người lớn lúc nào cũng nên tiên lượng những rủi ro có thể xảy ra:
Chẳng hạn, chẳng mấy chốc em bé sẽ biết lật; đang bế, có muốn đặt bé nằm xuống một chốc, thì nên để bé trên sàn nhà là nơi thấp nhất, để tránh khỏi bị rớt từ trên giường xuống đất. Chỉ nên cho bé chơi với những thứ gì có thể nắm cầm một cách an toàn, đủ lớn để không nuốt hay hít vào được, kẻo bị sặc. Khi đang bế em bé, bố hay mẹ chớ có ăn, uống hoặc bê thứ gì nóng và bố mẹ cũng nên tránh hút thuốc.
Đừng bao giờ bỏ bé một mình với bình sữa dốc ngược vào miệng, rất dễ bị sặc sữa, có khi phải đưa cấp cứu!
Trên xe đẩy, trên ghế cao, luôn luôn cột dây an toàn cho bé. Dù có đặt bé nằm trong cái nôi rập rình, cũng nên nhớ đừng đặt nôi trên cao. Tránh giao em bé cho anh hay chị hãy còn là trẻ nhỏ 5 -6 tuổi: cháu có thể bổng em bé lên và thả em bé xuống... cái bịch, hoặc đưa cho em bé chơi những đồ chơi nguy hiểm một cách vô tư.
> Cẩm nang chăm sóc bé: Dùng thuốc ở trẻ con
An toàn trong nhà
Trẻ em nào cũng có thể bị tai nạn được, vì các cháu đang ở tuổi thích khám phá, thử nghiệm. Khả năng này lấn át khả năng biết lẽ phải và tiên lượng, thường chỉ xuất hiện sau 6 tuổi, khi cắp sách tới trường. Nhiều tai nạn có thể ngăn chặn được một cách dễ dàng và trách nhiệm của người lớn chúng ta là bảo đảm bé không tự làm tổn thương mình được. Như vậy không có nghĩa là cẩm đoán mọi thứ mà dơn giản là cẩn thận tạo nên một môi trường trong đó bé có thể yên tâm vui chơi và khám phá.
Trong bếp
Trong bếp có nhiều nguy cơ gây tai nạn cho bé, và nhất là khi bố, mẹ đang bận rộn. Tốt hơn hết là nên giữ các cháu bé ở xa khu vực nấu ăn khi mẹ đang nấu ǎn - trong nôi rập rình hay chơi trên giường có thành cao chẳng hạn.
Kiểng bếp lò, ấm đun nước và bàn ủi thường còn nóng... bỏng lâu sau khi tắt bếp hay rút dây điện. Những khi dọn ăn, nên đặt đổ ăn thức uống nóng ở giữa bàn để cháu bé không thể với lấy được. Tránh dùng khăn trải bàn “lòa xòa” vì cháu bé có thể kéo khăn khiến những đỗ nóng có thể đổ văng lên người. Cẩn thận dừng để em bé bén mảng đến thùng rác. Một số điểu đáng lưu ý:
- Nên gắn thanh chắn quanh bếp. Đã có trường hợp cả nhà thức nấu bánh chưng, trẻ con cũng thức theo.... Vui quá nên các cháu chạy nhảy, rượt đuổi nhau, đến nỗi trượt chân rơi tỏm vào nổi bánh chưng đang sôi! Hãy xoay cán xoong, cán chảo vào phía trong bếp, để bé khỏi với lấy làm chảo dầu, xoong nước sôi đổ ụp xuống đầu bé!
- Gắn một cái khoá an toàn đối với trẻ con lên cửa tủ lạnh hay ngăn làm đá.
- Lúc nào cũng có sẵn một bình chữa lửa hoặc một hồ nước (nuôi cá) mà khi cẫn có thể dùng để dập lửa.
- Vật dụng dùng điện, khi dùng phải coi chừng trẻ con, khi không dùng phải rút khỏi ổ điện và cất nơi ngoài tẩm tay trẻ con. Cất tất cả các loại bột giặt, thuốc tẩy nửa, và thùng rác trong một hộc có cửa đóng, trẻ con không mở được.
- Nên có tấm lót sàn không trợn trượt. Lau chùi ngay bất cứ thứ gì rớt xuống làm ướt, dơ bẩn sàn nhà.
- Cất giữ vật dụng sắc bén như dao làm bếp trong một ngăn kéo có then cài an toàn đối với trẻ con.
Ngay cả trong phòng ngủ
Trẻ nhỏ sinh hoạt phần lớn thời gian trong phòng ngủ, vì thế cần bảo đảm sao cho đứa trẻ có thể khám phá căn phòng một cách an toàn. Đừng để gối trong giường cháu bé cho đến ít nhất là 2 tuổi. Cũng đừng bao giờ dùng bao nhựa rộng thùng thình để làm bọc nệm không thấm nước. Đừng bao giờ cột đồ chơi vào thành giường của bé bằng dây nhợ - dây có thể quấn quanh cổ em bé. Nên đặt những món đồ chơi lớn (như thú nhồi bông, chẳng hạn) và gối bên ngoài giường cháu bé - một đứa bé 9 - 10 tháng có thể bước lên gối và đổ chơi để leo ra ngoài. Một khi đứa bé biết đứng, thì thôi cột đồ chơi ngang qua giường. An toàn nhất là đồ chơi của cháu bé phải làm từ vật liệu không độc hại, không bốc cháy, và không được có góc cạnh sắc bén hoặc có những mảnh nhỏ có thể nuốt được. Cất tất cả quẹt lửa trong hộc tú ngoài tẩm tay trẻ con.
* Hãy gắn then cài lên cánh cửa để có thể chỉ mở hé cửa thôi. Thiết kế để mở cửa kính thì mở từ bên trên.
* Đừng bao giờ để cái bình thủy nước sôi gần giường ngủ hoặc gần nơi bé ở.
* Hãy sắp đổ chơi của con bạn trong ô kéo hay hộc tủ thấp nhất để cháu có thể với tay lấy được không phải leo trèo.
* Hãy thay tả cho em bé của bạn trên sàn nhà.
> Cẩm nang chăm sóc bé: Cách con ăn dặm
Phòng tắm
Bạn chớ có bao giờ bỏ con bạn một mình trong bồn tắm, cho dù chỉ vài giây, cho đến khi cháu được ít nhất là 3 tuổi (chuẩn bị đầy đủ các thứ cần thiết trước khi tắm cho bé, đừng để ngồi trong thau nước rồi chạy đi lấy khăn tắm, xà bông... bé có thể ụp mặt chết trong thau nước cạn!). Bạn hãy điểu chỉnh máy đun nước nóng xuống mức thấp hơn 55° và vặn cho chảy nước lạnh vào bổn hay thau tấm trước đã. Bạn hãy kiểm tra nhiệt độ nước trước khi cho con bạn vào.
Mọi thứ có nguy cơ gây tai nạn cho bé đều phải cất trong hộc tủ, ngoài tẩm tay của bé. Khi bé lớn dẫn, biết leo trèo thì phải cất kỹ hơn:
- dao cạo và các mỹ phẩm;
- các thứ nước tẩy rửa nhà;
- Bật lửa và bao diêm các loại.
Về điện
Bị điện giật từ các đường dây điện chính có thể rất nghiêm trọng, do đó bạn nên giảm thiểu các rủi ro có thể khiến cho con bạn bị diện giật.
- Hãy tắt hẳn các trang bị điện máy khi bạn không sử dụng chúng.
- Đừng bao giờ bật một ổ cắm điện lên mà không cắm cái gì vào.
- Khi có con nhỏ trong nhà thì phải dùng bàn ghế, tủ giường... để che kín các ổ cắm điện, nếu không trẻ sẽ thọc tay vào!
- Hãy kiểm tra đểu đặn các dây nối dòng điện, và thay mới những dây nào trông thấy trần dây điện bên trong.
- Đừng để cho con bạn chơi với đồ chơi phải cắm dây điện, cho đến khi ít nhất cháu được 6 tuổi.
Phòng khách
Bạn hãy giữ máy truyền hình… ở ngoài tầm với của con bạn sao cho cháu không thể sờ được vào phía sau máy hoặc ổ cắm điện.
Đừng bao giờ để thuốc lá, diêm quẹt, rượu, kim, chỉ may vá hoặc tiền kim khí vương vãi cùng nhà. Những cục pin điện tử đồng hồ, máy tính thay ra thì vút bỏ vào thùng rác. Đừng tiếc rẻ, để đâu đó, bé có thể nuốt hoặc nhét vào mũi, tai rất nguy hiểm. Hãy để các cây kiểng trong nhà ngoài tầm với trẻ con, bởi lẽ một số cây có chất độc. Trong trường hợp nhà bạn có những cửa có ô kính ở dưới thấp, bạn hãy sử dụng loại kính được gia cố, có cấu trúc thành lớp hoặc có lưới bảo vệ, sao cho con bạn có thể thấy được kính ở chỗ nào. Bạn nên tránh các loại bàn có mặt bàn bằng kính.
Tiền đình và cầu thang
Bạn hãy gắn cửa chắn ở đầu và cuối cầu thang trước khi con bạn biết bò hoặc biết leo trèo. Bạn hãy cẩn thận sao cho tiền dình, cầu thang và hai dầu cầu thang có mắc đèn sáng sủa, và các thanh chống tay vịn cẩu thang dừng cách xa nhau đến độ con bạn có thể lọt qua mà rớt xuống được. Bạn đừng để đồ chơi, những chồng quẩn áo hoặc bất cứ cái gì trên cầu thang. Che, bịt tất cả những nơi nào mà con bạn có thể lọt qua và rơi ngã. Không để nền nhà ướt, trơn trợt.
Vườn tược
Bạn hãy để mắt coi chừng con bạn khi cháu chơi ngoài vườn và nếu bạn để bé ngủ ngoài trời, bạn hãy phủ tấm lưới cản mèo hoặc che màn trên xe đẩy. Đừng bao giờ để bé chơi trong hay gần bổn nước mà không có người lớn trông chừng và hãy tháo hết nước ngay sau khi xử dụng. Nếu bạn có một cái thùng nước hoặc có ao hồ, bạn hāy che đậy cái thùng hoặc rào chắn cái hồ cho an toàn. Bạn hãy giữ gìn tất cả các lối đi trong vườn cho được tốt - bạn hãy loại bỏ đều dặn rêu và cỏ dại để lối đi không trơn trượt, và sửa sang cho bằng phẳng nếu lối đi gổ ghề. Bạn chớ có cho con bạn chơi ở một khu vực mà trước đó không lâu bạn mới trải thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay phân bón.
* Hãy khóa kỹ tất cả các dụng cụ làm vườn và bất cứ loại thuốc diệt cỏ dại, phân bón và thuốc trừ sâu nào.
* Bạn hãy gắn khóa mà trẻ con không mở được vào mọi cửa ra vào.
* Bạn hãy cẩn thận sao cho cây cỏ trong vườn không có chất độc và bạn hãy nhổ sạch các loại nấm, mốc ngay khi thấy xuất hiện. Bạn hãy dạy bé không dược ăn bất cứ cây trái có độc nào.
Ngoài đường
Giảm thiểu việc đưa trẻ con đi xa, trước khi chở bé trên xe, phải biết chắc là bé không thể đút chân vào bánh xe. Khi ngừng xe không để bé chạm vào pô xe nóng...
Sơ cứu
Nếu con bạn bị chấn thương, luôn luôn bạn hãy chữa trị vết thương trầm trọng nhất, trước tiên. Nếu cháu bất tỉnh, bạn hãy kiểm tra hơi thở cháu và làm cháu hồi tỉnh, nếu cần, trước khi tiến hành sơ cứu bất cứ vết thương nào khác. Nếu bé vẫn thở, trước tiên bạn hãy chữa trị bất cứ nguyên nhân nào ngăn cản không cho cháu hô hấp một cách thích nghi, thí dụ như khi bị sặc, nghẹt thở hay ngộp nước, sau đó mới lo ngăn chặn chảy máu nặng.
Nếu con bạn bị chấn thương nặng hoặc bị choáng, cháu sẽ cần được đưa đi bác sĩ chữa trị khẩn cấp, tuy nhiên, bạn phải làm động tác sơ cứu trước khi mời bác sī. Nếu bạn cần đưa cháu bé đi bệnh viện gấp, bạn nên đích thân đưa bé đi sẽ nhanh hơn gọi xe cứu thương.
Coi chừng
Nếu con bạn bị chấn thương ở cổ hoặc xương sống - chẳng hạn như sau khi bị ngã nặng - bạn chớ có di chuyển cháu trừ phi cần thiết tuyệt đối. Bạn cứ để cháu trong bất cứ tư thế nào bạn đã tìm thấy cháu trong khi bạn kiểm tra xem cháu có còn thở không. Nếu bạn cần thực hiện hô hấp nhân tạo, bạn hãy nhờ một người nào trợ giúp bạn, nếu được. Hãy lật ngửa con bạn một cách rất nhẹ nhàng không làm xoay cột sống - hãy cố gắng giữ đầu, hai vai và hai hông sao cho toàn thân cháu xoay trở làm một khối.
(Nguồn tài liệu: “Cẩm nang chăm sóc Bà mẹ và Em bé” do Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em dịch và chú giải, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) hiệu đính và viết lời giới thiệu.)
> Xem thêm các bài viết khác trong chuyên đề "Cẩm nang chăm sóc bé" tại đây.
Tin khác
Phẫu thuật điều trị áp xe phổi: Giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân
Áp xe phổi là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, trong đó nhu mô phổi bị hoại tử và tạo thành các ổ mủ sau giai đoạn viêm cấp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người trung niên và những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm.
Phương pháp điều trị áp xe vú
Áp xe vú là tình trạng hình thành ổ mủ bên trong bầu vú, xung quanh được bao bọc bởi mô viêm, và thường phát triển từ các ổ viêm tại vùng vú. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú, trong khi đối với những phụ nữ khác thì khá hiếm gặp.
Bệnh áp xe vú nguy hiểm như thế nào?
Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng ở mô vú, do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ sau sinh và trong giai đoạn cho con bú.
Kiến thức về áp xe vú: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị
Khoảng 10% – 33% các bà mẹ cho con bú gặp phải tình trạng nhiễm trùng vú, có thể dẫn đến áp xe vú. Vậy áp xe vú là tình trạng như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh do đâu và các triệu chứng nhận biết ra sao? Bác sĩ sẽ chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị nào để khắc phục?
Phương pháp điều trị viêm cơ tim hiệu quả và hướng dẫn chăm sóc phục hồi
Dựa vào tình trạng và mức độ bệnh lý của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm cơ tim phù hợp nhất. Việc nắm rõ các phương pháp điều trị và cách chăm sóc bệnh nhân viêm cơ tim là yếu tố quan trọng giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.