Cẩm nang chăm sóc bé: Chăm sóc khi trẻ bị sốt (phần 2)
Tại sao trẻ con bị sốt - Sốt cũng có lợi cho sức khoẻ - Cách đo thân nhiệt, đánh giá mức độ nóng sốt và cách xử trí khi trẻ bị nóng sốt.
Có nên dùng thuốc hạ sốt ngay không?
Vì sốt cũng có lợi cho sự tiêu diệt vi trùng, vậy việc đương nhiên dùng thuốc hạ sốt có luôn phù họp không? Người ta biết rằng những thuốc hạ nhiệt như aspirin, paracetamol (ace - taminophen) tác động trực tiếp lên cơ chế điều nhiệt ở vùng dưới đồi, chúng đưa bộ máy điều nhiệt trở về 37°C. Do đó, sau khi dùng thuốc một lúc, nguời bệnh cảm thấy nóng, các mạch máu ngoại biên giãn ra, mồ hôi nhiều, người bệnh cởi bớt đổ…
Lần lần thân nhiệt trở lại bình thường cho đến khi tác dụng của thuốc hạ sốt không còn nữa. Trong trường họp như vậy, nếu lợi ích của sốt được xác nhận, có nên dùng thuốc hạ sốt khi bị nhiễm khuẩn mà chỉ bị sốt vừa phải thôi không? Hơn nữa, trường hợp sốt do siêu vi thường không có thuốc đặc trị, thì sốt là phương cách còn lại để cơ thể ức chế nhiễm trùng. Đó là một lãnh vực hiện đang được nhiều viện nghiên cứu đang tiến hành xác định.
Làm gì khi trẻ con sốt?
Theo dõi thường xuyên
Khi trẻ con bệnh - dù bất cứ bệnh gì, là điều vô cùng cần thiết. Khi trẻ con dưới 5 tuổi bị sốt thì phải có người ngồi canh chừng trẻ, hoặc ít nhất mỗi giờ phải thăm chừng, sờ trán, sờ ngực, vỗ về âu yếm bé vừa để canh chừng nhiệt độ. Xoa nắn tay chân, vuốt nhẹ lưng từ cổ đến cuối mông bé nhiều lần, khi bé nằm li bì, để giúp máu huyết bé lưu thông tốt và giúp hệ thần kinh bé trở lại bình thường. Không nên cạo gió bằng đồng tiền, cái muỗng dễ gây trầy da, nhiễm trùng da. Cũng không nên thoa dầu gió, chỉ cần thoa nước ấm cho trơn và khi nước bốc hơi sẽ giúp hạ nhiệt. Khi thấy bé nóng quá phải do thân nhiệt lại để có cách xử trí. Lau mình bé bằng nước ấm để hạ sốt nhanh khi cần.
Bình tĩnh xem xét, đừng làm đứa bé hoảng sợ khi cảm nhận thấy người chăm sóc mình quá lo lắng. Đứa bé dù là bé sơ sinh, nằm quay mặt vô tường, cũng có thể cảm nhận được người ngồi sau lưng mình là mẹ hay người lạ, qua tiếng tim quen thuộc hàng ngày. Vì thế, thái độ mất bình tĩnh, lo âu thái quá của người lớn sẽ làm cho bé lo sợ dẫn tới stress, làm bệnh nặng thêm.
> Chăm sóc khi trẻ bị sốt (phần 1)
Bé sốt nóng cần ăn uống gì?
Trẻ con dưới 5 tuổi dù sốt ở 39°C mà kéo dài ngày sẽ mất nước nên có thể bị co giật (làm kinh). Do đó, ngoài thuốc, việc cho bé ăn uống cũng rất quan trọng. Trong quá trình sốt, nhu cầu ăn uống của trẻ tăng hơn bình thường nhưng vì bị sốt nên bé biếng ăn.
Thường xuyên cho bé uống chất lỏng: nếu bé bú sữa mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên hơn; chọn loại thức uống mà hằng ngày bé thích như nước cam, nước chanh, nước dừa có pha vào tí muối (0,5 g muối ăn/100 ml; nước sôi để nguội mà pha 0,5% muối ăn thì sẽ mằn mặn như nước mắt. Nếu pha muối mặn quá chẳng những không làm hết khát mà còn gây mất nước thêm); sữa bò, sữa đậu nành cũng rất tốt, có thể dùng cà chua, cà rốt, sa pô chê... xay sinh tố cho uống, miễn là khi pha chế phải thật vệ sinh.
Nếu bé không ăn được thì cơ thể cũng có thể dùng năng lượng dự trữ (mỡ) để chi dùng, nhưng nếu thiếu nước và muối khoáng thì có thể dẫn đến co giật (làm kinh) và có thể gây bại não và tử vong nhanh chóng. Do đó, nếu bé không ăn uống được thì cũng phải dùng các dịch lỏng nói trên cho uống từng muỗng liên tục. Có thể dùng dung dịch bù nước ORS (Oresol có bán ở các nhà thuốc tây), hoặc nước muối đường (pha theo tỉ lệ 1 muống cà phê gạt bằng muối ăn và 8 muống cà phê gạt bằng đường cát để cho uống khi bị sốt nóng kéo dài. Cũng có thể pha nước cam, nước chanh và dằm vào ly một quả xí muội (ô mai)…
Thuốc Nam hạ nhiệt
Một số thuốc Nam sau đây nên cho trẻ dùng khi bị sốt nóng, rất hiệu quả mà không có độc, dùng như thức uống giải khát. Có thể dùng một trong 3 toa này cho bất cứ loại sốt nóng nào, hoặc dùng theo hướng dẫn sau:
Toa số 1: (Sốt nóng do cảm cúm, sởi hoặc không rō nguyên nhân):
- Ngò ta (rau Mùi, loại già có hoa quả càng tốt)
- Rau má
- Giấp cá
- Rễ tranh
- Nước mía ép 1 ly (200ml)
Dược liệu tươi các loại trên mỗi thứ 1 nhúm (10g) rửa sạch rồi xay hay giã nhỏ, cho vào cái ly cối. Cho nước mía vào xoong nồi, thêm 100 ml nước lã, đun sôi rỗi rót vào ly cối, hãm 20 phút rồi chiết ra cho bé uống. Còn dư cất vào tủ lạnh dể dùng trong ngày. Nếu không có tủ lạnh thì chỉ dùng phân nửa các số lượng trên để dùng trong một buổi thôi nhằm tránh nhiễm trùng. Bài thuốc này có tác dụng lợi tiểu, giải độc, giải nhiệt, vừa cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất cẫn thiết. Có thể thế Ngò hoặc Rau má bằng Bạc hà (Húng cay) hoặc Kinh giới. Không có nước mía ép thì dùng vài khúc mía lau, chặt nhỏ nấu sôi với 300 ml nước để hãm thuốc.
Toa số 2: (Nghi sốt xuất huyết: nóng kéo dài, không chảy nước mũi, không ho):
- Lá Dâu tằm
- Cỏ mực (cỏ lọ nổi)
- Lá Tre (Trúc diệp)
- Kim ngân.
Dược liệu khô mỗi thứ 10g, chặt nhỏ, cho vào nồi, thêm nửa lít nước, nấu sôi 20 phút rồi chiết ra chai để nguội, có thể cất vào tủ lạnh. Mỗi lần rót ra một ly nhỏ, thêm ít đường cho dễ uống, cho trẻ uống thay nước giải khát.
Toa số 3: (Sốt nóng kèm ho nhiều, viêm đường hô hấp trên):
- Sậy (cả cây hoặc lá Tre) 30g
- Cỏ lưỡi rắn
(Bạch hoa xà thiệt thảo) 20g
- Lá Sen (hoặc Lạc tiên) 15g
Dược liệu tươi chặt nhỏ thêm một lít nước, nấu còn 2/3, chiết ra chai để dành uống trong ngày. Mỗi lẫn rót ra ly, thêm ít đường cho dễ uống. (Có thể thế cỏ Lưỡi rắn bằng rau Giấp cá).
Thuốc Tây hạ nhiệt
Khi trẻ con bị sốt nóng, bác sĩ ít khi cho dùng aspirin vì có nhiều phản ứng phụ nguy hiểm (hội chứng Reye hoặc làm tăng nguy cơ xuất huyết khi gặp sốt xuất huyết).
Bác sī thường cho trẻ em dùng acetaminophen (paracetamol) để hạ sốt và giảm đau với liều mỗi lần 10mg cho mỗi kg cân nặng cơ thể; cách 4 giờ có thể cho dùng thêm 1 lần nữa và không quá 4-5 lần trong 24 giờ. Thí dụ bé cân nặng 10kg thì mỗi lẫn cho một liều thuốc tương dương với 10 x10=100mg paracetamol, cứ sau 4 giờ có thể cho dùng thêm 1 liều 100 mg nữa và mỗi ngày không quá 5 lần tức không quá 500 mg paracetamol/24 giờ.
Có nhiều dạng thuốc dành cho trẻ con có chứa paracetamol như thuốc nước hay dung dịch có thể phân liều bằng giọt hoặc muống lường; dạng bột thơm đóng gói (sa-chet) khi pha với nước sẽ thành xi rô dễ uống; dạng thuốc đạn (suppositoire) để nhét vào hậu môn; dạng thuốc viên nén, viên bọc đường ít được dùng cho trẻ nhỏ hoặc phải nghiền nát viên thuốc rồi pha với ít nước dường cho bé uống. Có thể pha paracetamol vào sữa cho bé uống.
Mỗi dạng thuốc, thậm chí mỗi viện bào chế đều có cách phân liều riêng. Do dó phải đọc kỹ cách hướng dẫn sử dụng thuốc trên toa, nhãn trước khi cho trẻ dùng.
Ngộ độc paracetamol ở trẻ con thường do gia đình quá sốt ruột khi bé bị sốt nóng, nhất là sốt nóng do siêu vi, thường kéo dài ngày và khó hạ sốt. Cho bé uống thuốc xong chờ vài giờ chưa thấy hết sốt lại mua thuốc khác cũng chứa paracetamol mà không biết, chưa đủ 4 giờ đã cho bé dùng thêm, thuốc tích lũy gây quá liều là hại gan, thận.
Để tránh tình trạng này, nếu thời gian cho bé dùng paracetamol chưa tới 4 giờ mà bé vẫn sốt thì dùng biện pháp hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm.
Tóm lại, trẻ con sốt nóng là dấu hiệu của rất nhiều chứng bệnh mà người nhà phải theo dõi sát để xử trí dúng cách. Có những lúc sốt chỉ cần theo dõi, cho uống bù nước và muối khoáng, có những trường hợp chỉ cần cho uống thêm một ít nước sắc cây lá của một trong 3 toa thuốc ghi trên và có những dấu hiệu phải đưa trẻ đi bệnh viên gấp. Dù trong bất cứ trường hợp nào thì việc theo dõi sát thân nhiệt, cho bé ăn uống đầy đủ và lau mình bằng nước ấm khi bé sốt cao (đừng để thân nhiệt vượt quá 41°C) là rất quan trọng, dù là ở nhà, trên dường đi tới bệnh viện hay tại bệnh viện.
Cách đo thân nhiệt (cặp thuỷ)
Đối với trẻ con dưới 5 tuổi, nên do thân nhiệt ở trực tràng: bạn ngồi trên ghế, đặt bé nằm sấp ngang qua 2 đùi bạn, một tay giữ mông để bé khỏi cử động. Thoa một ít vaselin hoặc dẫu phộng, dầu dừa lên bầu nhiệt kế cho trơn rồi từ từ (không dùng sức) nhét bầu nhiệt kế vào hậu môn, sâu khoảng 2,5 cm và giữ yên như vậy trong 2 phút, rồi lấy ra xem độ. Xong rửa nhiệt kế bằng nước lã và xà bông. Loại nhiệt kế dùng cho trẻ nhỏ - do ở trực tràng, thì ngắn hơn loại để kẹp nách hoặc đo dưới lưỡi dùng cho người lớn. Sắm một nhiệt kế riêng cho bé càng tốt.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP SỐT CẦN ĐƯA ĐẾN Y TẾ GẤP:
- Trẻ dưới 4 tháng tuổi bị sốt 38 - 39 độ C.
- Trẻ sốt có kèm cứng cổ, phồng thóp (mỏ ác căng phồng).
- Trẻ lớn hơn bị sốt 39 - 40,5 độ C mà bác sĩ cho thuốc về nhà trị không thấy giảm sốt.
Trẻ bị sốt 38 - 39 độ C trị ở nhà 4 - 5 ngày không thấy khỏi.
Lau mình bằng nước ấm để hạ nhiệt
Tuy bị nóng sốt nhưng bệnh nhân thường cảm thấy lạnh, nên khi lau mình bằng nước ấm họ cảm thấy dễ chịu hơn là nước lạnh (có thêm nước đá). Vả lại, nước ấm dễ bốc hơi nước trên da hơn nước lạnh, nên làm hạ nhiệt tốt hơn.
Dụng cụ: 1 cái khăn lông nhỏ, mềm mại; một cái thau nhựa dung tích 3 - 4 lít.
Cách pha nước: cho vào thau 1,5 lít nước lã (6 lon sữa bò nước máy) rồi thêm nửa lít (2 lon sữa bò) nước sôi, ta sẽ được nước ấm cỡ 38 - 40°C (sờ tay vào thấy nóng nhưng không phỏng).
Cách làm: Khi bệnh nhân sốt vừa phải (dưới 40°C) thì cứ để sốt tự nhiên vì sốt có lợi cho việc chống nhiễm trùng. Chỉ cần cởi bỏ quần áo, drap mền... Chỉ đắp khăn, drap mỏng nếu bệnh nhân cảm thấy lạnh nhiều mà thôi. Nhưng phải theo dõi sát bằng cách thăm chừng hoặc đo thân nhiệt mỗi giờ. Nếu thấy sốt trên 40 - 41°C là phải lau mình bằng nước ấm ngay (trên 41°C phải báo ngay cho bác sĩ biết): để bệnh nhân nằm ngửa, nhúng khăn vào nước ấm, vắt sơ để nước khỏi rơi vãi ra giường, rồi lau nhẹ cho ướt khắp mình bệnh nhân. Chú ý lau ướt nhiều hơn những nơi nóng nhiều như nách, bẹn, ngực. Thỉnh thoảng lật sấp bệnh nhân lại để lau ướt phần lưng. Khi nước bốc hơi vừa ráo thì lau tiếp và canh chừng thân nhiệt khi xuống 37 - 38°C thì ngưng lau và theo dõi liên tục.
Luu ý: trẻ con thay đổi thân nhiệt chợt nóng, chợt lạnh rất nhanh nên phải theo dõi sát. Để ý tránh tình trạng mất nước (khô môi miệng, nhăn da nếu không cho bé sốt uống bù nước mỗi giờ).
Trong khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện ở tuyến xa thì cần chuẩn bị nước giải khát và nước để lau mình khi bị sốt cao (lúc này không có nước ấm thì dùng nước lã cũng được và nhớ đừng ủ kín bệnh nhân dang bị sốt nóng).
(Nguồn tài liệu: “Cẩm nang chăm sóc Bà mẹ và Em bé” do Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em dịch và chú giải, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) hiệu đính và viết lời giới thiệu.)
> Xem thêm các bài viết khác trong chuyên đề "Cẩm nang chăm sóc bé" tại đây.
Tin khác
Cẩm nang chăm sóc bé: Chăm sóc khi trẻ bị sốt
Tại sao trẻ con bị sốt - Sốt cũng có lợi cho sức khoẻ - Cách đo thân nhiệt, đánh giá mức độ nóng sốt và cách xử trí khi trẻ bị nóng sốt.
Cẩm nang chăm sóc bé: Dùng thuốc ở trẻ con
Người ta thường nghĩ rằng trị bệnh là phải dùng thuốc. Nhưng thuốc không phải là yếu tố quyết định số một trong việc chăm lo sức khoẻ cho trẻ con, mà còn có những nguyên tắc và yếu tố khác, nhiều khi quan trọng hơn.
Cẩm nang chăm sóc bé: Cách con ăn dặm
Ăn dặm không có nghĩa là dứt hẳn ngay sữa mẹ, mà vẫn cứ tiếp tục cho bú, làm sao cho khi thôi nôi mà mỗi ngày còn “bú tí mẹ” được khoảng nửa lít thì tốt, kể như cũng được hưởng khoảng 350 Calo trên tổng số 1.100 Calo nhu cầu năng lượng lúc 1 tuổi.
Cẩm nang chăm sóc bé: Sự phát triển trí tuệ và thể chất trẻ con
Cứ mỗi 16 giây trôi qua là nước ta có thêm một công dân mới ra đời. Dù cho số phận của mỗi người chúng ta như thế nào đi nữa, thì khi sinh con, ai cũng muốn có được những đứa con khoẻ mạnh và thông minh, lanh lợi hơn người…
Cẩm nang chăm sóc bé: Cách chăm sóc trẻ thơ
Việc chăm sóc trẻ thơ rất phức tạp và sẽ được lần lượt trình bày trong tập cẩm nang này. Trong kỳ này, chúng tôi chỉ nêu một số điều lưu ý nhất mà thôi.