Y Khoa Ngày Nay |  15/07/2024

Khi bị Zona thần kinh nên bôi thuốc gì?

Zona thần kinh là một bệnh về da thường gặp, có thể bắt gặp ở các lứa tuổi, các vị trí trên cơ thể với mức độ nặng - nhẹ khác nhau. Bên cạnh thực hiện các phương pháp tại nhà, dùng các loại dược liệu hỗ trợ làm lành da, người bệnh còn có thể sử dụng các loại thuốc bôi để quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Tổng quan về Zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng da thường gặp với biểu hiện là các ban đỏ, mụn nước, bọng nước tập trung thành đám, thành chùm dọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên, thường biểu hiện ở một bên của cơ thể. Bệnh xuất hiện do sự tái hoạt của virus Varicella zoster (VZV) - nguyên nhân gây bệnh thủy đậu. Chúng chờ đợi cơ hội thuận lợi để tái hoạt động, nhân lên và lan truyền gây viêm lan toả và hoại tử thần kinh; đồng thời lan truyền ngược chiều đến da, niêm mạc và gây tổn thương. Chính vì thế, mặc dù là bệnh biểu hiện ngoài da nhưng thực chất Zona là bệnh bị thương tổn từ trong thần kinh.

Bệnh Zona thần kinh thường gặp ở những người đã từng bị thủy đậu với trên 10% bệnh nhân đã từng bị thủy đậu lúc nhỏ sẽ mắc phải Zona thần kinh khi về già. Ngoài ra bệnh cond dễ xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu như người mắc các bệnh truyền nhiễm, người bị HIV/AIDS, ung thư, trẻ em, người cao tuổi,...

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị để loại trừ sạch VZV ra khỏi cơ thể. Các biện pháp được áp dụng trong điều trị Zona thần kinh hiện tại chỉ có thể tác động vào quá trình làm lành vết thương, chống viêm, tiêu sưng, giảm đau, hạn chế sự tác động của virus tránh các biến chứng.

Khi bị Zona thần kinh nên bôi thuốc gì ?

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, người bệnh nên dùng thuốc bôi càng sớm càng tốt, khoảng thời gian lý tưởng là trong vòng 24 – 48 giờ kể từ khi xuất hiện các mụn nước. Loại thuốc bôi mà người bệnh có thể sử dụng để điều trị Zona thần kinh hiệu quả có thể kể 3 nhóm chính: thuốc sát trùng và kháng khuẩn, thuốc mỡ kháng sinh, thuốc gây tê tại chỗ.

Thuốc sát trùng và kháng khuẩn

Một số loại thuốc sát trùng và kháng khuẩn người bệnh có thể tham khảo: hồ nước, thuốc bôi Castellani, thuốc xanh Methylen 1%, thuốc tím, dung dịch bôi ngoài Chlorhexidine,... Đây là nhóm thuốc có công dụng chính trong việc làm sạch da, ngăn ngừa tình trạng tổn thương da lan rộng.

1. Hồ nước

Hồ nước có chứa các thành phầm bao gồm Talc, Glycerin và Zinc Oxide nên được sử dụng với mục đích khử trùng nhẹ và làm dịu các tổn thương trên da. Trong quá trình điều trị, người bệnh lưu ý cần làm sạch vùng da bị ảnh hưởng bằng nước muối trước khi sử dụng hồ nước để ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.

Tuy nhiên, người bệnh không dùng hồ nước trong trường hợp vết thương đã có hiện tượng trở nặng, xuất hiện bội nhiễm.

2. Thuốc bôi Castellani

Đây là thuốc sử dụng bôi ngoài da, thường được chỉ định dùng trong Chuyên khoa Da liễu hoặc tai - mũi - họng với công dụng kháng khuẩn, khử nấm, giảm ngứa ngáy, làm khô, bạt sừng và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương rất hiệu quả.

3. Thuốc xanh Methylen 1%

Đây là dung dịch chuyên được dùng để điều trị nhiễm virus ngoài da, chốc lở, viêm da mủ và zona thần kinh. Lưu ý, sử dụng thuốc 2 lần/ ngày, thuốc cần được bôi lên vùng da đã được làm sạch. Lưu ý, thuốc không được bôi lên các vùng da có vết thương hở, không bôi gần mắt, mũi và âm đạo.

Thuốc mỡ kháng sinh

Một số loại thuốc mỡ người bệnh có thể tham khảo: thuốc mỡ Acyclovir, thuốc bôi ngoài da Foban,... Công dụng chính của nhóm thuốc này là ức chế sự phát triển của vi khuẩn và thúc đẩy quá trính cải thiện những tổn thương trên da.

1. Thuốc mỡ Acyclovir

Acyclovir được sử dụng với mục đích ngăn chặn sự lây lan của virus và đẩy nhanh tốc độ chữa lành vết loét. Sử dụng thuốc trong giai đoạn đầu của bệnh zona hoặc trong các đợt bùng phát triệu chứng mới sẽ đạt hiệu quả nhất. Lưu ý: thuốc không sử dụng chơ phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 12 tuổi hoặc những người bị suy giảm miễn dịch.

2. Thuốc bôi ngoài da Foban

là loại thuốc dùng điều trị bệnh zona có nhiễm trùng kèm theo và nhắm đến nhiều loại vi khuẩn nhạy cảm với axit fusidic. Ngừng sử dụng nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trầm trọng hơn sau 7 ngày liên tiếp, đặc biệt là khi điều trị cho trẻ em do khả năng mẫn cảm.

Thuốc gây tê tại chỗ

Một số loại thuốc giảm đau người bệnh có thể tham khảo: bôi kem chứa lidocain và prilocain, Capsaicin gel, Lidocain gel,... Đây là loại thuốc sử dụng để giảm đau thông qua tác động bên ngoài da, được sử dùng với những trường hợp đau dai dẳng.

Một số lưu ý khi điều trị Zona thần kinh bằng thuốc bôi ngoài da

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, tránh trường hợp nhiễm trùng vết thường, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra, người bệnh khi điều trị Zona thần kinh bằng thuốc bôi cần lưu ý:

1. Cần sử dụng thuốc điều trị tương ứng với từng triệu chứng và giai đoạn của bệnh. Về cụ thể từng loại thuốc, liều lượng sử dụng tần suất và thời gian sử dụng, người bệnh cần nghe theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý thay đổi lịch dùng thuốc, vì có thể gây bào mòn da và tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn không nhạy cảm.

2. Người bệnh cần chú ý vệ sinh vết thương sạch sẽ trước khi sử dụng thuốc nhằm đảm bảo quá trình điều trị đạt hiệu quả.

3. Bên cạnh việc bôi thuốc, người bệnh cũng cần phối hợp với các phương pháp điều trị khác, chú ý chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh nhằm ngắn chặn tối đa sự phát triển của virus và đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Bài viết được tham khảo, tổng hợp thông tin và biên soạn lại từ

1. Bài "Hướng dẫn các loại thuốc bôi zona thần kinh giúp bệnh nhanh khỏi" của Nhà thuốc Long Châu; bạn có thể xem chi tiết bài viết tại nhathuoclongchau.com.vn

2. Bài "Bị Zona bôi gì nhanh khỏi? Thoa kem gì tốt không để lại sẹo" của Trung tâm tiêm chủng VNVC; bạn có thể xem chi tiết bài viết tại vnvc.vn

Tin khác

Sâu răng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Sâu răng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Hướng dẫn cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách là một bước quan trọng giúp ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em.

Sự kiện Y Khoa  - 
Bệnh sâu răng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh sâu răng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng.

Tài liệu Y học  - 
Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân mắc bạch cầu cấp. Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp cơ thể có đủ năng lượng để phục hồi, mà còn hỗ trợ tái tạo các tế bào máu và mô bị tổn thương trong quá trình điều trị.

Sự kiện Y Khoa  - 
Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là gì?

Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là gì?

Bạch cầu cấp là một trong những dạng ung thư máu phổ biến, đặc biệt là bạch cầu cấp dòng tủy. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có xu hướng trẻ hóa và tiến triển rất nhanh.

Sự kiện Y Khoa  - 
Bạch cầu cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán

Bạch cầu cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán

Ung thư là một trong những căn bệnh có tốc độ gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu, trong đó bệnh bạch cầu cấp (hay còn gọi là ung thư máu) là một trong những loại ung thư phổ biến. Bệnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau và hiện nay, việc phòng ngừa vẫn còn nhiều thách thức.

Sự kiện Y Khoa  - 
Phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì?

Phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì?

Việc phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm mở ra nhiều cơ hội điều trị hiệu quả hơn. Trong một số trường hợp, các triệu chứng và dấu hiệu của ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện rõ ràng, tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng dễ nhận biết.

Nghiên cứu  -