Cẩm nang chăm sóc trẻ con: Các chứng đau thường gặp ở trẻ em

Chứng đau ở trẻ em có thể xuất hiện ngay từ khi trước khi biết nói đau và chỉ có ý nghĩa bệnh lý, nếu đi kèm với một số triệu chứng khác, thay đổi tuỳ theo nơi bị đau trên cơ thể. Tuỳ theo tuổi, có thể có những chứng đau hay xuất hiện ở cơ quan, bộ phận này chứ không ở bộ phận nọ.

Ngoài chấn thương, nguyên nhân "từ bên trong" thường thuộc về hội chứng viêm với 4 triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Đau là một triệu chứng chung cho nhiều căn bệnh khác nhau, cần tìm thêm những triệu chứng kèm theo mới có thể dẫn tới chẩn đoán và điều trị, xử lý có hiệu quả.

Đau bụng

Danh từ đau bụng, áp dụng cho một em bé dưới bốn tháng tuổi, mô tả là một cơn khóc, trong thời gian đó mặt bé đỏ gay lên, hai chân co lên bụng như thể đau đớn lắm. Con khóc khó dỗ này thường tới vào lúc mới sẩm tối; thời gian khác trong ngày thì phần nhiều bé vui vẻ. Con khóc có thể lớn tới mức la thét và kéo dài từ một đến ba tiếng đồng hồ. Đau bụng thông thường đến nỗi các bác sī nhi coi đó là chuyện thường; tuy nhiên, đối với cha mẹ thì khó có thể ngồi yên. Người ta không biết nguyên do của cơn đau có vẻ co cứng này. Nó thường tệ nhất vào ba tháng tuổi những tới bốn tháng thì hết.

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn...

Những việc có thể làm:

- Thử mọi cách dỗ bé mà bạn biết có hiệu quả vào lúc khác trong ngày. (như cho bú mẹ hay bú bình; thay tã; xoa, vỗ cho ợ hơi; chăm sóc và đu đưa; vừa di vừa cõng bé trên vai; địu bé áp sát vào mình; chơi nhạc để có nên âm thanh; hoặc đẩy xe đưa bé đi...)

- Cho bé uống 1/4-1/2 viên Nabica (125-250mg natribicarbonat). Hoặc lấy 1 nắm lá rau Bổ ngót (25g lá tươi) rửa thật sạch, xay hay giã nhỏ vắt lấy nước cho uống.

Nếu có đi bác sĩ

Bác sĩ sẽ trấn an bạn là em bé khỏe mạnh. Có thể bác sĩ bàn tới việc sử dụng dicyclomine, là thuốc giãn cơ ruột và làm cho các bé bớt đau bụng. Nhưng không cho thuốc này cho các em bé dưới 3 tháng.

Trong trường hợp bạn đã tới lúc chịu hết nổi rồi, hãy để nghị bác sĩ xem có nên sử dụng một loại an thần nhẹ cho em bé. Hoặc cho bé uống 5 giọt (thuốc giọt) Théralène hoặc 1 muống cà phê sirô Théralène (an thần nhẹ).

Đau ở chân, tay, đau khớp xương

Đau mình do tăng trưởng là một cảm giác đau âm ĩ, mơ hồ ở chân tay; đau này không kéo dài và đứa trẻ thường quên khuấy đi. Những chứng đau này có thể xảy tới khi đứa trẻ trải qua một thời kỳ lớn mau; các cơ bắp và các xương tăng trưởng theo nhịp hơi khác nhau, dẫn tới đau nhức, đau nhiều vào buổi tối. Các chứng đau nhức này cũng có thể xảy tới sau khi hoạt động gắng sức. Điều quan trọng là phân biệt được chứng đau mình do tăng trưởng với chứng đau khớp. Đau mình do tǎng trưởng được cảm nhận trong khoảng cách giữa các khớp; đau khớp là chỉ đau ngay ở khớp xương. Ở trẻ em đau khớp có thể là một triệu chứng của bệnh thấp khớp cấp hay viêm khớp.

Đau mình do tăng trưởng không nghiêm trọng, nhưng bất cứ chứng đau nào ở khớp xương cũng có thể nghiêm trọng, đặc biệt nếu đi kèm với một cơn sốt. Có thể đó là viêm khớp nhiễm trùng. Phải đưa trẻ đi bác sĩ.

Triệu chứng có thể gặp:

- Đau nhức chân hay tay, nhiều nhất là ở chân.

- Khó ngủ nếu đau nhiều.

- Đau cơ bắp sau hoạt dộng gắng sức.

Đau ở đầu do chấn thương

Trẻ con hay cụng đầu và trong da số trường hợp đứa trẻ nín khóc và chơi bình thường trong vòng 10 - 15 phút sau khi va chạm. Với những cú trúng đầu mạnh hơn, thì có nhức đầu và nổi u tại chỗ. Nếu có đứt da, máu chảy có thể trông dễ sợ ngay với một vết thương hiển nhiên, chắc hẳn đứa trẻ sẽ chỉ kêu hơi nhức đầu một chút thôi.

Tuy nhiên, nếu cháu lăn ra bất tỉnh, kêu chóng mặt, hoặc có vẻ bị choáng váng và nôn mửa, có thể đó là do bị chấn động khi bộ não bị rung chuyển trong hộp sọ. Các triệu chứng chấn động có thể chỉ xuất hiện sau nhiều giờ chứ không ngay lập tức nên phải cảnh giác, theo dõi trong một ngày sau chấn thương.

Một chấn thương ở đầu dẫn tới bất tỉnh, chóng mặt hay nôn mửa bao giờ cũng phải được xử lý như một ca nghiêm trọng. Nếu mũi hay tai đứa trẻ chảy máu hay chảy ra nước màu vàng rơm sau khi bị phang vào đầu, hãy xử lý trường hợp này như một ca cấp cứu vì đó là dấu hiệu vỡ sọ. Nếu có gẫy xương và một vết thương mở hoặc có chảy máu vào não, có nhiều nguy cơ não bị tổn thương hơn.

Triệu chứng chấn thương sọ não

- Nhức dầu.

- Tình trạng choáng váng.

- Ngủ li bì.

- Có giai đoạn bất tỉnh.

- Dễ kích thích.

- Nôn mửa.

- Mũi hay tai chảy máu hoặc nước màu vàng rơm.

Nhức đầu

Cứ khoảng năm đứa trẻ thì có một đứa bị nhức đầu tái đi tái lại, mặc dù ít có khi tìm thấy nguyên do nghiêm trọng nào cụ thể. Thông thường, đa số trẻ em kêu nhức đầu sau khi ngồi trong một căn phòng nóng bức chật chội, nếu chúng thắc mắc hay lo âu điều gì, nếu các cháu bị sốt, hoặc bị viêm xoang hay đau răng, chẳng hạn. Một số trẻ em hay kêu nhức đầu và đau bụng. Nhức đầu hiếm khi nghiêm trọng, tuy nhiên nếu một cơn nhức đầu đi kèm với sốt, cứng cổ, lú lẫn và không chịu được ánh sáng chói, có thể là triệu chúng một căn bệnh nghiêm trọng hơn như viêm não hay viêm màng não, và bạn phải mời bác sī ngay. Cūng vậy, nếu gẫn đây, con bạn mới bị chấn thương ở đầu, bạn phải dưa cháu đi khám bác sĩ ngay. Các nguyên nhân nhức đầu thường gặp nhất có thể kể ra sau dây:

- Nếu có kèm theo đau xung quanh má, xương hàm và tai thì có khi là do viêm xoang, đó một áp xe răng, do một cơn đau răng hay đau tai chăng? Phải đưa cháu đi khám bệnh.

- Nếu có sốt kèm theo thì rất có thể là những triệu chứng đầu tiên của một bệnh nhiễm trùng như sởi hay cúm.

- Nếu không có gì cả thì một đứa trẻ quá lo lắng về một vấn đề như chuyện học hành trong lớp cũng có thể... phát nhức đầu lên, theo nghĩa đen.

- Nếu đứa trẻ kêu buồn ói hay nôn mửa, đó có thể là nhức đầu theo kiểu đau nửa đầu (migraine).

Nếu không có triệu chứng nào đáng quan tâm, cứ cho cháu uống nước cam hay nước chanh nóng cùng với một liều paracetamol & nước để làm dịu cơn đau, và cho cháu nằm nghỉ trong phòng tối trong nửa tiếng.

> Xem thêm các bài viết khác trong chuyên đề "Cẩm nang chăm sóc bé" tại đây.

Tin khác

Cẩm nang chăm sóc bé: Dùng thuốc ở trẻ con

Cẩm nang chăm sóc bé: Dùng thuốc ở trẻ con

Người ta thường nghĩ rằng trị bệnh là phải dùng thuốc. Nhưng thuốc không phải là yếu tố quyết định số một trong việc chăm lo sức khoẻ cho trẻ con, mà còn có những nguyên tắc và yếu tố khác, nhiều khi quan trọng hơn.

Tài liệu Y học  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Cách con ăn dặm

Cẩm nang chăm sóc bé: Cách con ăn dặm

Ăn dặm không có nghĩa là dứt hẳn ngay sữa mẹ, mà vẫn cứ tiếp tục cho bú, làm sao cho khi thôi nôi mà mỗi ngày còn “bú tí mẹ” được khoảng nửa lít thì tốt, kể như cũng được hưởng khoảng 350 Calo trên tổng số 1.100 Calo nhu cầu năng lượng lúc 1 tuổi.

Tài liệu Y học  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ vô cùng cần thiết cho đứa con của bạn. Loài người cũng như các loài động vật có vú đều nuôi con từ trong bụng mẹ (máu huyết đưa thức ăn và dưỡng khí thông qua cuống nhau nuôi bào thai từng giây từng phút không lúc nào ngơi nghỉ) và sau khi sanh, liền cho bú ngay bằng sữa mẹ...Nhờ đó mà muôn loài đã sinh sôi phát triển và tổn tại hàng triệu năm qua.

Tài liệu Y học  - 
Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?

Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?

Tại Việt Nam, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện đã giảm xuống dưới 5%. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm, cần thực hiện một quá trình điều trị toàn diện, bắt đầu từ trước khi mang thai cho đến sau khi sinh. Vậy cần bao lâu để xác định chắc chắn rằng em bé không bị nhiễm HIV?

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.

Tài liệu Y học  -