Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 1)
Ho hoặc là triệu chứng của một bệnh hoặc là một cách phản ứng của cơ thể đối với nhân tố kích thích họng hay khí quản. Ho có thể đưa đàm từ phổi lên và chất nhớt trong từ khí quản, thí dụ như trong một cơn suyễn hoặc ho gà (người ta gọi hiện tượng này là ho có sinh đàm.
Ngược lại, ho khan không sinh ra đàm, không nhằm mục tiêu có ích nào cả và nhiều khi không rõ nguyên nhân. Nhân tố kích thích làm cho ho có thể là chất nhớ (mu-cus) từ các xoang bị nhiễm trùng kinh niên hoặc nước mũi do cảm thường, cả hai đều chảy xuống và làm nhột phía sau cuống họng. Ho khan cũng có thể là cách phản ứng của cơ thể để tống một vật lạ bị dính vào khí quản ra. Ho có thể là do “hút thuốc thụ động” gây nên. Nếu các người lớn xung quanh con bạn hút thuốc nhiều, khói thuốc lá có thể kích thích cổ họng bé và làm cho bé ho. Trẻ con có thể chọn cách ho như một lối để gây sự chú ý, trong trường hợp này thì ho trở thành một tý máy móc hoặc một cách làm điệu.
Ho thường không nghiêm trọng mặc dù có thể làm cho bực mình. Tuy nhiên, ho mà làm cho khó thở đến độ con bạn trở nên tím tái quanh môi và ì ách mới thở được, là nghiêm trọng và cần được xử lý như một trường hợp cấp cứu.
Việc gì phải làm trước tiên?
- Nếu co bạn ho lên đàm, hãy đặt cháu nằm ngang đùi bạn như thể bạn sắp đét đít nó. Vỗ nhẹ lên lưng cháu để giúp cho long đàm, dễ ho.
- Đùng cho bé uống thuốc để cắt cơn đối với chứng ho có sinh đàm. Nếu đàm không được ho văng ra thì càng có nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Nếu bạn nghĩ là con bạn có một vật lạ trong họng, hãy cố lấy vật lạ đó ra.
- Nếu con bạn ho ban đêm, hãy kê gối cho cháu nằm đầu và vai cao lên. Làm như vậy sẽ ngăn không cho nhớ hay nước mũi chảy xuống cổ họng.
- Để làm cho con bạn bớt đau họng, hãy nhanh cho cháu uống nước chanh nóng pha với mật ong.
Có cần đi khám bác sĩ không?
Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu con bạn không bớt ho ba hay bốn ngày sau, hoặc nếu con bạn không được ban đêm, hoặc nếu bạn không lấy được vật lạ ra khỏi cuống họng bé. Đi khám bác sĩ ngay nếu con bạn sinh ra ho từng cơn hoặc nếu chứng ho đi kèm với triệu chứng thở mau, thở ì ách, hay thở khò khè. Đó có thể là bạch hầu thanh quản hay suyễn.
Bác sĩ có thể làm gì?
- Nếu chứng ho của con bạn là một triệu chứng thành phần của một bệnh nhiễm trùng như viêm tai giữa, viêm Amiđan hay bạch hầu thanh quản, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để chữa khỏi bệnh nhiễm trùng.
- Nếu con bạn mắc phải một bệnh nhiễm siêu vi, bác sĩ sẽ có lời khuyên bạn về cách làm giảm các triệu chứng và giúp cho con bạn ho khạc đàm ra.
- Nếu chứng ho là một phần của chứng bệnh suyễn, bác sĩ có thể sẽ kê đơn những thuốc giãn phế quản giúp cho khí quản, phế quản mở rộng.
- Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mũi để tra có mức độ cho bé trước khi đi ngủ. Các thuốc nhỏ này làm giảm sung huyết và tránh không có chất nhớt chảy xuống phía sau cuống họng.
- Bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc ho: hoặc là một loại chặn ho (nhằm làm dịu đau họng và giảm kích thích) hoặc một loại thuốc làm long đàm (để khuyến khích ho ra hết đàm).
Việc gì có thể làm phụ?
- Giữ cho con bạn được yên tĩnh và ấm áp sao cho đừng có bất cứ bệnh nhiễm trùng nhẹ nào lan vào phổi và gây nên một bệnh nhiễm trùng nặng hơn, như viêm phế quản chẳng hạn.
- Đừng để cho con bạn chạy chơi nhiều quá ban ngày. Thỏ hụt hơi có thể tạo ra cơn ho.
- Khuyến khích cho con bạn nằm sấp hay nằm nghiêng sang một bên vào ban đêm, để cho chất nhớ đừng chảy vào cuống họng.
- Giữ cho bầu không khí trong phòng bé có đủ độ ẩm, bằng cách để mở cửa sổ. Nếu khi trời khô lạnh thì đóng cửa và để bên trong phòng một vài cái thau đựng đầy nước và treo một miếng vải bố, nửa nhúng trong nước, nửa ở trên không để câu cho nước bốc hơi tạo độ ẩm trong phòng.
- Đừng hút thuốc trong nhà và đừng đưa cháy tới những ơi nhiều khói.
- Cuối cùng và cũng là việc trước tiên là phòng bệnh cho niêm mạc như đã nếu trong bài “bảo vệ niêm mạc cho bé”.
(Còn tiếp)
(Nguồn tài liệu: “Cẩm nang chăm sóc Bà mẹ và Em bé” do Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em dịch và chú giải, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) hiệu đính và viết lời giới thiệu.)
> Xem thêm các bài viết khác trong chuyên đề "Cẩm nang chăm sóc bé" tại đây.
Tin khác
Những điều quan trọng cần nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh luôn là thử thách đầy bỡ ngỡ và không ít khó khăn, đặc biệt đối với các bà mẹ trẻ lần đầu làm mẹ. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé yêu, cha mẹ cần lưu ý những điều quan trọng sau đây.
Cẩm nang chăm sóc bé: Bảo vệ niêm mạc cho bé là cách phòng bệnh hữu hiệu
Mặt trong của đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, đường sinh dục...được cấu tạo bởi lớp màng da đặc biệt gọi là niêm mạc. Niêm mạc có cùng chức năng như da là bảo vệ không cho vi trùng xâm nhập cơ thể.
Cẩm nang chăm sóc bé: Các chứng đau thường gặp ở trẻ em (phần 2)
Chứng đau ở trẻ em có thể xuất hiện ngay từ khi trước khi biết nói đau và chỉ có ý nghĩa bệnh lý, nếu đi kèm với một số triệu chứng khác, thay đổi tuỳ theo nơi bị đau trên cơ thể. Tuỳ theo tuổi, có thể có những chứng đau hay xuất hiện ở cơ quan, bộ phận này chứ không ở bộ phận nọ.
Cẩm nang chăm sóc bé: Các chứng đau thường gặp ở trẻ em (phần 1)
Chứng đau ở trẻ em có thể xuất hiện ngay từ khi trước khi biết nói đau và chỉ có ý nghĩa bệnh lý, nếu đi kèm với một số triệu chứng khác, thay đổi tuỳ theo nơi bị đau trên cơ thể. Tuỳ theo tuổi, có thể có những chứng đau hay xuất hiện ở cơ quan, bộ phận này chứ không ở bộ phận nọ.
Cẩm nang chăm sóc bé: Đề phòng tai nạn và ngộ độc ở trẻ con
Một khi tai nạn xảy đến thì chỉ trong tích tắc trẻ con có thể bị gãy chân, sứt tay, mù mắt,... thậm chí vong mạng nữa. Do đó, với mỗi kỹ năng mới mà em bé của bạn học được trong quá trình phát triển, bé như "người điếc không sợ súng" nên rất dễ bị tai nạn hay ngộ độc.