Thông tin Y khoa: Thiếu máu bất sản (Tên Tiếng Anh: Anaemia, aplastic)

Một loại bệnh thiếu máu hiếm thấy nhưng quan trọng trong đó số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu giảm. Thiếu máu bất sản có nguyên nhân do tủy xương không sản sinh đủ tế bào gốc, dạng nguyên thủy của tất cả các tế bào máu.

Nguyên nhân và tỉ lệ mắc bệnh

Điều trị ung thư bằng bức xạ liệu pháp hoặc thuốc chống ung thư cũng như một số loại nhiễm virus và một số thuốc khác có thể cản trở khả năng sản sinh tế bào của tủy xương. Trong những trường hợp này, tủy xương thường hồi phục và sản sinh tế bào bình thường một khi nguyên nhân đã bị loại bỏ.

Thâm nhiễm lâu dài hơi benzen (một thành phần của xăng) hoặc thuốc trừ sâu được coi là nguyên nhân gây thiếu máu bất sản, và hàm lượng tia phóng xạ từ vừa phải đến cao là một nguyên nhân khác. Trong khoảng một nửa số trường hợp, quá trình tự miễn dịch là nguyên nhân gây ra bệnh. Trên một số người, nguyên nhân gây bệnh không được biết - nên được gọi là bệnh thiếu máu bất sản tiên phát hay vô căn. Nó có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào nhưng phổ biến vào khoảng 30 tuổi.

Triệu chứng

Hàm lượng hồng cầu thấp có thể dẫn đến những triệu chứng phổ biến của tất cả các loại thiếu máu, như mệt mỏi, khó thở. Việc thiếu bạch cầu làm tăng khả năng bị nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn, trong khi việc thiếu tiểu cầu có thể dẫn đến khuynh hướng dễ bị thâm tím, chảy máu lợi răng hoặc chảy máu cam.

Chẩn đoán

Kết quả xét nghiệm máu cho thấy những nghi ngờ về rối loạn, đặc biệt là công thức máu và được xác nhận bởi sinh thiết tủy xương, trong đó một mẫu tủy nhỏ được lấy và kiểm tra sự có hoặc vắng mặt của các tế bào tạo máu.

Điều trị

Khi bệnh thiếu máu bất sản có nguyên nhân do viêm nhiễm hoặc do điều trị ung thư, bệnh nhân được truyền hồng cầu và tiểu cầu cho đến khi tủy xương trở lại bình thường. Khi nguyên nhân do quá trình tự miễn dịch, công việc đầu tiên cần làm là ức chế miễn dịch.

Đối với bệnh thiếu máu bất sản kéo dài, cấy ghép tủy xương có thể được tiến hành nếu có người cho phù hợp.

Người cho phải là người (thường là anh/chị em) có kiểu mô rất gần với kiểu mô của bệnh nhân.

Tiên lượng

Thường có thể hồi phục với những dạng bệnh nhẹ. Tuy nhiên, với những trường hợp thiếu máu bất sản nặng mà không cấy ghép tủy xương thường dẫn tới tử vong.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z) là cuốn sách về kiến thức y học chuyên sâu với các từ tiếng Anh được giải thích bằng tiếng Việt giản dị, dễ hiểu, có hệ thống và bảo đảm độ tin cậy, tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Sách y dược học  - 
Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Cuốn sách nổi tiếng này của tác giả GS.TS.BS Nguyễn Chấn Hùng đã được NXB Tổng hợp TP HCM tái bản nhiều lần.

Sách y dược học  - 
 Sách hay nên đọc: 'Khi hơi thở hóa thinh không' - Bác sĩ Paul Kalanithi

Sách hay nên đọc: "Khi hơi thở hóa thinh không" - Bác sĩ Paul Kalanithi

"Khi hơi thở hóa thinh không" là một cuốn hồi ký đầy xúc động và sâu sắc của Paul Kalanithi, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh trẻ tuổi người Mỹ gốc Ấn. Anh đã viết cuốn sách trong những tháng cuối đời khi anh đối mặt với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.

Sách y dược học  -