Thông tin Y khoa: Hen (Tên Tiếng Anh: Asthma)

Các cơn ngừng thở tái phát, đặc trưng kèm theo thở khò khè, đặc biệt là khi thở ra và mức độ thay đổi từng giờ, từng ngày.

Bệnh thường bắt đầu từ thời thơ ấu và có khuynh hướng cải thiện hoặc hết lúc trưởng thành nhưng có thể phát triển ở bất kỳ tuổi nào. Hen là do viêm đường hô hấp trong phổi; viêm thường trở nên mãn tính và tác động vào độ nhạy cảm của các đầu dây thần kinh ở đường thở do vậy phổi dễ bị kích ứng. Trong cơn hen, niêm mạc đường hô hấp sưng gây hẹp và giảm dòng khí vào và ra khỏi phổi.

Nguyên nhân

Hen phế quản được chia thành hai loại chính: (1) ngoại sinh, trong đó dị nguyên gây khởi phát cơn; (2) nội sinh, không có nguyên nhân từ bên ngoài gây ra hen.

Dị nguyên gây hen ngoại sinh thường nhất là phấn hoa, thường cũng gây viêm mũi dị ứng, bụi, lông thú.

Hen nội sinh có thể bị khởi phát bởi nhiễm khuẩn hay nhiễm virus đường hô hấp, luyện tập (đặc biệt trong không khí lạnh), hút thuốc lá, hay ô nhiễm không khí khác, hay bởi dị ứng với thực phẩm hoặc thuốc đặc biệt. Hen nội sinh phát triển muộn hơn hen ngoại sinh, với cơn đầu tiên thường theo sau nhiễm khuẩn đường hô hấp. Stress hay lo âu có thể làm cơn hen đến nhanh.

Tỉ lệ mắc bệnh

Khoảng 1/20 dân số bị hen nhưng ở trẻ em là 1/10. Di truyền là yếu tố chính trong sự phát triển hen ngoại sinh và hen dường như thường gặp hơn ở các nước phát triển.

Triệu chứng

Cơn hen rất thay đổi về mức độ trầm trọng, từ khó thở vừa đến suy hô hấp. Triệu chứng chính của hen là khó thở, thở khò khè, ho khan đôi khi do gắng sức, và cảm giác căng trong lồng ngực.

Trong cơn nặng, thở càng khó hơn, đổ mồ hôi, tim đập nhanh và căng thẳng. Bệnh nhân không thể nằm hay ngủ, không nói được, thở nhanh và khò khè nặng. Trong cơn rất nặng, lượng oxy trong máu thấp có thể gây tím tái mặt, đặc biệt là môi, da trở nên xanh xao và lạnh. Những cơn như thế có thể gây tử vong.

Phòng ngừa

Mặc dù không có cách điều trị khỏi hen nhưng có thể phòng ngừa. Với những người bị hen ngoại lai, có sẵn các thử nghiệm để phát hiện ra các dị nguyên gây khởi phát cơn hen; nếu nguyên nhân đặc hiệu được phát hiện, có thể thực hiện các bước để phòng tránh nó.

Giải mẫn cảm (một liệu trình tiêm dị nguyên) có ở một số nước nhưng ít được sử dụng tại Anh vì các thử nghiệm đã chỉ ra nó ít hoặc không có tác dụng. Cách ngăn ngừa thành công hơn là thuốc dự phòng như natri cromoglycat và hít thuốc corticoid. Để có hiệu quả, phải dùng thuốc vài lần hàng ngày, thường qua đường hít.

Điều trị

Mọi bệnh nhân hen nên có kế hoạch điều trị với sự đồng ý của bác sĩ để xử trí rối loạn hàng ngày. Kế hoạch điều trị thường liên quan đến xác định mức độ nặng của các triệu chứng và đưa ra từng bước cần thực hiện nếu triệu chứng xấu đi. Dòng không khí vào và ra khỏi phổi được đo bằng lưu lượng đỉnh, đo hàng ngày hoặc ngày 2 lần sẽ cảnh báo sớm sự trầm trọng hơn của hen.

Một khi cơn hen bắt đầu, thuốc dự phòng có tác dụng hạn chế và cần phải dùng các thuốc giãn phế quản như salbutamol để làm giãn rộng đường thở. Thuốc giãn phế quản thường được dùng qua đường hít từ khí dung nén khí nhỏ. Kỹ thuật hít cũng quan trọng. Với trẻ nhỏ và những bệnh nhân khó dùng dạng hơi nên dùng máy phun. Có thể uống các chế phẩm theophylllin uống để ngăn ngừa hoặc điều trị cơn hen. Điều trị kéo dài bằng các thuốc corticosteroid có thể cần thiết cho những bệnh nhân hen liên tục kéo dài nếu các cách điều trị khác thất bại.

Cấp cứu

Phần lớn các cơn hen sẽ tự khỏi hoặc có thể được kiểm soát bằng cách dùng thuốc giãn phế quản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơn hen quá nặng không đáp ứng với liều thuốc được cho. Trong trường hợp này, nên lặp lại một liều nữa. Nếu không hiệu quả, nên hỏi bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Điều trị cấp cứu tại nhà hay bệnh viện gồm thở oxy, và dùng máy thông khí.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z) là cuốn sách về kiến thức y học chuyên sâu với các từ tiếng Anh được giải thích bằng tiếng Việt giản dị, dễ hiểu, có hệ thống và bảo đảm độ tin cậy, tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Sách y dược học  - 
Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Cuốn sách nổi tiếng này của tác giả GS.TS.BS Nguyễn Chấn Hùng đã được NXB Tổng hợp TP HCM tái bản nhiều lần.

Sách y dược học  - 
 Sách hay nên đọc: 'Khi hơi thở hóa thinh không' - Bác sĩ Paul Kalanithi

Sách hay nên đọc: "Khi hơi thở hóa thinh không" - Bác sĩ Paul Kalanithi

"Khi hơi thở hóa thinh không" là một cuốn hồi ký đầy xúc động và sâu sắc của Paul Kalanithi, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh trẻ tuổi người Mỹ gốc Ấn. Anh đã viết cuốn sách trong những tháng cuối đời khi anh đối mặt với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.

Sách y dược học  -