Cẩm nang chăm sóc bé: Sự phát triển trí tuệ và thể chất trẻ con

Cứ mỗi 16 giây trôi qua là nước ta có thêm một công dân mới ra đời. Dù cho số phận của mỗi người chúng ta như thế nào đi nữa, thì khi sinh con, ai cũng muốn có được những đứa con khoẻ mạnh và thông minh, lanh lợi hơn người…

Theo nguyên tắc bình đẳng tự nhiên của tạo hoá, em bé nào cũng có cái cơ may này, với điều kiện cha mẹ chúng phải có những hiểu biết tối thiểu mà chúng tôi đã, đang và sẽ nêu trong tập cẩm nang nhỏ này.

Cơ sở của trí tuệ

Từ ngày thứ 25 sau khi trứng được thụ tinh, nghĩa là 10 ngày sau ngày bạn dự kiến có kinh mà không có (vì mang thai), mầm não đã được trông thấy dưới dạng một ống nhỏ, gọi là ống thần kinh và đến tháng thứ 3 thì hình dạng đặc trưng của não bộ được hình thành. Tốc độ sinh sản ra các đơn vị tế bào thần kinh lúc này đã dạt mức 4.000 - 5.000 đơn vị mỗi giây và di chuyển theo những lộ trình vô cùng chính xác dể đến những nơi nhất định, tạo thành hệ thần kinh trên toàn cơ thể.

Nếu trong quá trình mang thai người phụ nữ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, không để thiếu chất và không bị ngộ độc bởi rượu, thuốc lá, dược phẩm... thì não bộ và hệ thần kinh của bé phát triển thuận lợi với đà 3g mỗi ngày. Khi sơ sinh, não bộ của bé tuy chỉ nặng 500g với đầy đủ số lượng tế bào thần kinh cần thiết của một cá thể, nhưng chưa dược myelin hóa. Đến 4 tháng, não nặng 600g; 12 tháng nặng 900g; đến 4 tuổi, thành phần cấu tạo não của trẻ đã giống như người trưởng thành (đủ số lượng 100 ngàn tỉ tế bào thẩn kinh), nhưng nhỏ hơn (bằng 80% trọng lượng lúc trường thành vì sự myelin hóa chưa hoàn chỉnh và các sợi thần kinh chưa đủ dài).

> 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ

Sự myelin hoá

Làm thế nào để con lớn lên thông minh, khỏe mạnh là nỗi trăn trở thường gặp, nhất là đối với những ai lần đầu làm cha mẹ. 

Sợi trục và sợi nhánh nối với nhau giữa các tế bào thẩn kinh (neurone) sẽ được bao bọc bởi một cái vỏ bọc đặc biệt gọi là bao myelin. Nhờ có bao myelin này - giống như cái bao nhựa của các dây dẫn điện - mà các luồng thần kinh được truyền đi biệt lập và vô cùng nhanh chóng, giúp mọi tế bào cơ thể có thể liên lạc với nhau được tức thì khi có các xung động thẩn kinh.

Khi mới lọt lòng mẹ, não bộ bé sơ sinh tuy có đủ số lượng tế bào thần kinh nhưng chưa được hình thành đầy đủ và đa số các sợi thần kinh chưa được myelin hóa. Chính trong quá trình nuôi dưỡng, thức ăn của bé đã đem lại những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của não bộ và sự myelin hóa các sợi thần kinh. Chính sữa mẹ có nhiều và cân bằng đẫy đủ các yếu tố chính phát triển não bộ và hình thành các bao myelin: các acid amin thiết yếu, các acid béo thiết yếu và đường galactoz (lactoz trong sữa sau khi tiêu hoá sẽ được thủy phân thành galactoz và glucoz). Ba nhóm dưỡng chất chính cấu tạo thẫn kinh này cũng có trong những thức ăn khác, nhưng không có thứ nào tốt hơn sữa mẹ trong giai đoạn đầu đời của dứa bé. Sự hình thành não bộ và hệ thần kinh như vậy là bắt đầu từ lúc thụ tinh và hoàn tất giai đoạn đầu ở 4 - 5 tuổi. Vì thế, nếu để trẻ con bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai cho đến 4 - 5 tuổi thì trẻ sẽ bị chậm phát triển tâm thần, sau này dù có cho ăn bù cách mấy cũng không sao cứu vãn được.

Do đó, muốn có một đứa bé thông minh sáng dạ, ngoài những điểm nói trên, cần đảm bảo dinh dưỡng cân bằng lúc mang thai, cho con bú sữa mẹ tối thiểu trong 6 tháng đầu và cho ăn dặm dúng cách và nuôi dưỡng dẫy đủ dưỡng chất trong suốt quá trình tăng trưởng của trẻ em. Vì sự myelin hóa chỉ hoàn tất khi đến tuổi dậy thì và nhiều khi đến 20 tuổi. Do đó phải đảm bảo cho trẻ em mỗi ngày một ly sữa bò cho đến hết tuổi tăng trưởng.

Sự hình thành nhân cách

Một trong những bí quyết giúp con thông minh, khỏe mạnh là mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ trong những năm đầu đời bởi đây được xem là giai đoạn “vàng” phát triển trí não, nhất là quá trình hình thành myelin. 

Sự hiểu biết của trẻ con thật ra đã được hình thành từ trong bụng mẹ và nhân cách của con người được hình thành rất sớm, từ lúc 4 - 5 tuổi. Trí não hay tâm hồn đứa trẻ như một tờ giấy trắng, tùy thuộc vào cha mẹ, người bảo mẫu viết, vẽ những gì vào đó. Lúc sơ sinh nếu ta cho bé bú bằng cái núm vú sù sì, thì độ 3 ngày sau nếu đưa núm vú trơn tru vào, bé sẽ nhè ra mà đi tìm cái “hạnh phúc sù sì” ban đầu.

Hạnh phúc ban đầu của đứa bé chỉ là được ǎn no, ngủ ấm và được mẹ nâng niu dỗ dành. Các chuyên gia nói rằng “Nếu ta nuôi dạy một đứa trẻ cho nó được hạnh phúc chùng nào thì sau này lớn lên nó sẽ trở thành người hạnh phúc chừng ấy, bất luận cha mẹ nó là người giàu hay nghèo".

> Cách chăm sóc trẻ thơ

Không la rẫy, nạt nộ hay đánh đập bé, không phỉnh ma, không nhác ông kẹ, hù dọa bé…

*1-2 tuổi: bé bắt chước âm thanh, điệu bộ người khác, sau dần biết biểu lộ ham muốn, nguyện vọng riêng của bé. 1 tuổi bé có trí nhớ về cảm xúc.

* 2 tuổi: trí nhớ hình ảnh, sự vật. Ngoài mẹ, bé bắt đầu chú ý đến người khác, biết đi, biết chạy, biết dành bố mẹ cho mình, biết ghen, biết nói không, biết đối lập không theo lời dạy bảo. Đây là thời kỳ bé biết “chống đối để tự khẳng định mình”, tự nhiên chứ không phải là “trẻ khó dạy”.

* 3 tuổi: trí nhớ hành động và bé có thể hành động tự phục vụ được rồi. Về ngôn ngữ, bé tập hiểu và phát âm theo người lớn, tập nói, diễn đạt suy nghĩ của bé. Bé thích nghe kể chuyện và ưa kể chuyện, rất nhạy bén và dễ thương đối với gia đình.

Các loại trí nhớ ở các tuổi trên đều không chủ định, ta cần có sự định hướng tốt cho bé.

Tuổi lên 3, ngoài gia đình, bé còn có thể đến nhà trẻ là môi trường xã hội đầu tiên giúp bé làm quen với các bạn cùng trang lứa cũng như người mẹ thứ hai (cô giáo). Là thời điểm quan trọng của đời sống tâm lý trẻ, cho nên cả 2 môi trường đểu phải “đối xử hiểu biết” với trẻ.

Nếu trẻ bị ngược đãi, bị đánh mắng hoặc sống trong một gia đình lục đục, thiếu hạnh phúc, sẽ làm cho ký ức trẻ bị đau khổ và có thể hình thành một nhân cách không tốt.

Khi ta nuôi dạy để bé phát triển tốt về trí tuệ thì đương nhiên thể chất cũng phát triển tốt.

(Nguồn tài liệu: “Cẩm nang chăm sóc Bà mẹ và Em bé” do Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em dịch và chú giải, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) hiệu đính và viết lời giới thiệu.)

Tin khác

Cẩm nang chăm sóc bé: Cách chăm sóc trẻ thơ

Cẩm nang chăm sóc bé: Cách chăm sóc trẻ thơ

Việc chăm sóc trẻ thơ rất phức tạp và sẽ được lần lượt trình bày trong tập cẩm nang này. Trong kỳ này, chúng tôi chỉ nêu một số điều lưu ý nhất mà thôi.

Sự kiện Y Khoa  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ vô cùng cần thiết cho đứa con của bạn. Loài người cũng như các loài động vật có vú đều nuôi con từ trong bụng mẹ (máu huyết đưa thức ăn và dưỡng khí thông qua cuống nhau nuôi bào thai từng giây từng phút không lúc nào ngơi nghỉ) và sau khi sanh, liền cho bú ngay bằng sữa mẹ...Nhờ đó mà muôn loài đã sinh sôi phát triển và tổn tại hàng triệu năm qua.

Tài liệu Y học  - 
Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?

Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?

Tại Việt Nam, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện đã giảm xuống dưới 5%. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm, cần thực hiện một quá trình điều trị toàn diện, bắt đầu từ trước khi mang thai cho đến sau khi sinh. Vậy cần bao lâu để xác định chắc chắn rằng em bé không bị nhiễm HIV?

Tài liệu Y học  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ

Cẩm nang chăm sóc bé: 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ

"Cẩm nang chăm sóc bé" - là chuyên đề được Ykhoangaynay.com thực hiện dựa trên tài liệu “Cẩm nang chăm sóc Bà mẹ và Em bé” do Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em dịch và chú giải, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) hiệu đính và viết lời giới thiệu.

Sự kiện Y Khoa  - 
Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.

Tài liệu Y học  -