Thông tin Y khoa: Ghép giác mạc (Tên Tiếng Anh: Corneal graft)

Phẫu thuật cấy ghép các mô giác mạc.

Phần lớn ghép giác mạc là ghép cùng loại, các mô được lấy từ người cho và ghép cho người nhận. Một số nhỏ là ghép tự thân, trong đó giác mạc của một người được đặt lại vị trí, ví dụ: nó được đặt vào vị trí để ảnh hưởng của vết sẹo giác mạc bớt đi. Giác mạc của người được lưu giữ trong nhiều ngày để sử dụng sau đó. Thuật ngữ "ngân hàng mắt" dùng để chỉ các tổ chức lưu trữ giác mạc.

Lý do tiến hành

Ghép giác mạc được tiến hành khi bệnh nhân có khả năng thị lực tốt (phần lớn mắt là bình thường) nhưng có vấn đề đối với giác mạc, bị sẹo hoặc bị mờ (xem phần chú giải các rối loạn giác mạc).

Cách tiến hành

Bệnh nhân được gây mê hoặc gây tê. Phần giác mạc bị bệnh được cắt bỏ và thay bằng mô cho có hình dạng tương tự, được dính chặt vào vị trí bằng các mũi khâu. Phần lớn các trường hợp ghép giác mạc được tiến hành theo toàn bộ chiều dày, nhưng nếu phần sau của giác mạc còn tốt, giác mạc đôi khi được tách ra, chỉ phần bị bệnh được cắt bỏ và thay thế.

Tiên lượng

Tỉ lệ thành công của ghép giác mạc khá cao, nhưng tùy thuộc vào loại rối loạn giác mạc (một số bệnh giác mạc có tỉ lệ thành công thấp hơn một số khác). Tuy nhiên, nói chung, ghép giác mạc có nhiều khả năng thành công hơn các loại cấy ghép khác. Đó là do giác mạc bình thường không hề có mạch máu, vì vậy có ít bạch cầu hơn, các tế bào này dẫn đến việc loại bỏ các mô ghép. Sự phù hợp giữa một số đặc điểm của người cho và hệ thống miễn dịch của người Histocompatihility nhận (xem antigen - Kháng nguyên tương hợp mô) cũng làm tăng tỉ lệ thành công của ghép giác mạc.

Không giống như các loại cấy ghép khác, không cần dùng thuốc ức chế miễn dịch để làm giảm việc loại bỏ các mô được ghép.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Sự cảm thông (Tên Tiếng Anh: Empathy)

Thông tin Y khoa: Sự cảm thông (Tên Tiếng Anh: Empathy)

Khả năng cảm nhận, hiểu được ý nghĩ và cảm xúc của người khác qua so sánh với kinh nghiệm của bản thân mình.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Thiếu tình cảm (Tên Tiếng Anh: Emotional deprivation)

Thông tin Y khoa: Thiếu tình cảm (Tên Tiếng Anh: Emotional deprivation)

Chữ viết tắt của electromyogram - điện cơ đồ, một đồ thị ghi lại hoạt động điện trong cơ.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Điện cơ đồ (Tên Tiếng Anh: EMG)

Thông tin Y khoa: Điện cơ đồ (Tên Tiếng Anh: EMG)

Chữ viết tắt của electromyogram - điện cơ đồ, một đồ thị ghi lại hoạt động điện trong cơ.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Nôn (Tên Tiếng Anh: Emesis)

Thông tin Y khoa: Nôn (Tên Tiếng Anh: Emesis)

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Cấp cứu (Tên Tiếng Anh: Emergency)

Thông tin Y khoa: Cấp cứu (Tên Tiếng Anh: Emergency)

Tình trạng đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp, như ngừng tim, hoặc một thủ thuật bất kỳ cần thực hiện ngay như hồi sức tim, phổi .

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Nghiên cứu phôi (Tên Tiếng Anh: Embryo, research on)

Thông tin Y khoa: Nghiên cứu phôi (Tên Tiếng Anh: Embryo, research on)

Các phôi người được nuôi trong vài ngày (cho đến khi hai hoặc ba lần phân chia tế bào đã xẩy ra) trong các phòng thí nghiệm chuyên môn như là một phần công việc trong điều trị vô sinh (xem In vitro fertilization - Thụ tinh trong ống nghiệm).

Từ điển Y khoa  -