Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Chúng tôi xin đăng tải chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, về việc kê đơn thuốc, trong đó có rất nhiều loại thuốc bổ:

Ngày 17/7, tôi gặp một cụ bà gần 80 tuổi cầm trên tay đơn thuốc với chẩn đoán "Cơn sụp đổ". Xin khoan bàn về việc chẩn đoán vì đây chỉ là một triệu chứng của hội chứng hiếm gặp trên lâm sàng: hội chứng "cướp" máu động mạch dưới đòn. Xác định bệnh nguyên cần có nhiều thăm dò phức tạp như siêu âm Doppler màu, chụp CT Scanner đa dãy thậm chí có khi còn cần thông tim và chụp buồng tim.

Đơn thuốc được người bệnh mang tới. Ảnh: BSCC.Đơn thuốc được người bệnh mang tới. Ảnh: BSCC.

Tôi chỉ xin bàn về những thuốc bổ được kê trong đơn. Trong đơn có 4 loại thuốc bổ cho nhiều bộ phận của cơ thể: Bổ gan, bổ thần kinh, khoáng chất...

Chúng ta vẫn có thói quen thuốc bổ là không nguy hại nhưng thực tế có hại.

Thứ nhất, tác hại ngay trước mắt đó là "túi tiền" của những người nghèo. Bốn loại thuốc trên chắc chắn đắt hơn 2 loại thuốc tăng tuần hoàn não được kê "xen kẽ" trong đơn là Cavinton và Memoril.

Thứ hai, bệnh nhân uống nhiều thuốc là tăng nguy cơ tác dụng phụ và phản ứng chéo giữa các thành phần với nhau.

Thứ ba, quá nhiều viên thuốc người bệnh có nguy cơ lẫn giữa thuốc bổ và thuốc điều trị thật sự dẫn đến quên thuốc, bỏ thuốc.

Chính vì vậy, bản thân tôi nếu bệnh thực sự cần (kể cả vấn đề tâm lý) tôi thường chỉ kê tối đa 1 loại và sẽ chọn loại không đắt tiền và rất thông dụng như Vitamin 3B, Panangin, Tanakan...

Cách phân biệt thuốc chữa bệnh và thuốc bổ, thực phẩm chức năng:

Thuốc bổ thường không có hàm lượng (mg, đơn vị, ...) còn thuốc chữa bệnh chắc chắn phải có hàm lượng.

Ngoài ra, hộp thuốc bổ thường thiết kế bắt mắt, viên thuốc màu sắc xanh đỏ tím vàng... nhưng lại không có hàm lượng in trên viên thuốc.

Trên thế giới, các thuốc bổ không cần kê đơn có thể mua được ở siêu thị. Tại Việt Nam, loại thuốc này không giới hạn quảng cáo ở mọi phương tiện thông tin truyền thông, các nhà thuốc khuyên bệnh nhân uống không cần khám bệnh chẩn đoán và người dân truyền tai nhau uống thành những phong trào.

Việc lạm dụng thuốc đã được nhiều cảnh báo nhưng xu hướng không giảm. Sức người có hạn nhiều lúc tôi cũng tặc lưỡi nhưng thú thật cứ nhìn những đơn như vậy lại không dằn mình được.

Tin khác

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó.

Sự kiện Y Khoa  - 
Kiến thức về bệnh gout: Chẩn đoán và cách điều trị

Kiến thức về bệnh gout: Chẩn đoán và cách điều trị

Gout là một bệnh chuyển hóa, đặc trưng là có những đợt viêm khớp cấp tái phát và lắng đọng natri urat trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu.

Sự kiện Y Khoa  - 
Tổn thương thần kinh thị giác sau chấn thương là bệnh gì, điều trị như thế nào?

Tổn thương thần kinh thị giác sau chấn thương là bệnh gì, điều trị như thế nào?

Tổn thương thị thần kinh sau chấn thương là một bệnh lý hay gặp trong nhãn khoa. Tổn thương thị thần kinh có thể đơn thuần do chần thương trực tiếp hoặc phối hợp với chấn thương sọ não.

Sự kiện Y Khoa  - 
Bệnh u não - căn bệnh nguy hiểm NSƯT Quý Bình mắc phải

Bệnh u não - căn bệnh nguy hiểm NSƯT Quý Bình mắc phải

U não là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của não bộ và hệ thần kinh. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Sự kiện Y Khoa  - 
Kiến thức về ký sinh trùng? 20 loại phổ biến và các giai đoạn phát triển

Kiến thức về ký sinh trùng? 20 loại phổ biến và các giai đoạn phát triển

Ký sinh trùng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người do chúng tác động lên vật chủ theo nhiều cách khác nhau, từ hút dinh dưỡng, gây tổn thương mô, tiết độc tố đến làm suy giảm hệ miễn dịch. Các tác động cơ học và phản xạ như co thắt ruột cũng khiến bệnh do ký sinh trùng trở nên nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Sự kiện Y Khoa  - 
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu đưa ra cảnh báo về cơn tăng huyết áp

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu đưa ra cảnh báo về cơn tăng huyết áp

Thời tiết thay đổi, các bác sĩ tim mạch liên tục nhận được những cuộc gọi khẩn cấp về các cơn tăng huyết áp. Đây là một trong những cấp cứu nội khoa phổ biến nhất, đặc biệt ở lứa tuổi trung niên trở lên. Xử lý đúng cách có thể giúp kiểm soát tình trạng này, nhưng nếu sai sót, hậu quả có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận cấp...

Sự kiện Y Khoa  -