PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu khuyến cáo bỏ thuốc lá

Chúng tôi xin đăng tải chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, về sàng lọc ung thư phổi:

Sàng lọc ung thư phổi

Ai cũng hiểu sàng lọc ung thư phổi có thể giúp phát hiện sớm, khi đó việc điều trị có thể hiệu quả hơn. Tuy nhiên làm thế nào sàng lọc hiệu quả và không làm quá mức gây tốn kém tiền bạc, thời gian và sức khoẻ? Điều này không phải ai cũng biết, bằng chứng là người đăng ký xét nghiệm marker ung thư vẫn rất nhiều nhưng khoa học khẳng định không nên dùng để sàng lọc ung thư phổi đại trà.

Cậu học trò tôi 26 tuổi cao to, đẹp trai. Mới năm ngoái, tôi còn trao giải Cầu thủ hay nhất giải bóng đá tranh Cup HMUH 2023 (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) nhưng hôm nay tôi phải cúi đầu trước di ảnh của em. Nhìn cô bạn gái khóc em mà tôi cũng không cầm được nước mắt.

Ung thư phổi là một trong những ung thư diễn biến nhanh nhất và tỷ lệ tử vong cao nhất.

Tôi đã tìm hiểu thông tin và viết bài này như một cố gắng nhỏ đóng góp cho cộng đồng. Đây không phải chuyên ngành của tôi, tài liệu tham khảo từ Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ.

Sàng lọc có nghĩa là xét nghiệm một căn bệnh khi không có triệu chứng hoặc tiền sử mắc bệnh đó. Các bác sĩ khuyên nên làm xét nghiệm sàng lọc để phát hiện bệnh sớm, khi đó việc điều trị có thể có hiệu quả tốt hơn.

Phương pháp sàng lọc ung thư phổi

Xét nghiệm sàng lọc duy nhất được khuyến cáo đối với bệnh ung thư phổi là chụp cắt lớp vi tính liều thấp (còn gọi là chụp CT Scanner liều thấp hoặc LDCT). Trong quá trình chụp LDCT, bạn nằm trên bàn và máy chụp CT Scanner sử dụng liều (lượng) bức xạ thấp để chụp phổi của bạn. Quá trình quét chỉ mất vài phút và không gây đau đớn.

Ai nên sàng lọc

Sàng lọc ung thư phổi chỉ được khuyến cáo tiến hành cho những người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh cao như:

- Tuổi từ 50 đến 80

- Những người có tiền sử hút thuốc từ 20 gói/năm trở lên hoăc nhiều hơn nữa. Người đang hút thuốc hoặc mới bỏ thuốc trong vòng 15 năm qua.

Như vậy, chỉ dừng sàng lọc hằng năm với điều kiện: Không hút thuốc trong 15 năm trở lên, từ 81 tuổi, hoặc có một vấn đề sức khỏe khiến họ không muốn hoặc không thể phẫu thuật nếu phát hiện ung thư phổi.

Dù bạn đã sử dụng thuốc lá bao lâu, việc bỏ thuốc lá đều có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và các bệnh mạn tính khác, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD).

Tuy nhiên, sàng lọc ung thư phổi bằng phương pháp trên có những nhược điểm khách quan như:

- Dương tính giả: LDCT có thể có hình ảnh giống như ung thư phổi nhưng sự thật người sàng lọc không bị ung thư. Hậu quả có thể dẫn đến các xét nghiệm và phẫu thuật tiếp theo không cần thiết tốn kém tiền bạc, thời gian và sức khỏe. Điều này được gọi là chẩn đoán quá mức (thường là những u lành tính).

- Liều bức xạ dù thấp (low dose) cũng có thể nguy hiểm nhất định ở những người khỏe mạnh. Đó là lý do tại sao sàng lọc ung thư phổi chỉ được khuyến nghị cho những người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh cao do tiền sử hút thuốc và tuổi tác. Do đó, bạn muốn sàng lọc ung thư phổi nên gặp bác sĩ trước khi quyết định chụp LDCT.

Khi bạn được sàng lọc ung thư phổi, bác sĩ sẽ hỏi bạn có hút thuốc không, bạn đã sẵn sàng bỏ thuốc lá chưa và hướng dẫn các bước có thể giúp bỏ thuốc lá.

Dù bạn đã sử dụng thuốc lá bao lâu, việc bỏ thuốc lá đều có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và các bệnh mạn tính khác, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD).

Nhiều người nghiện nicotin, một loại ma túy có tự nhiên trong thuốc lá. Điều này có thể khiến họ khó bỏ thuốc. Hầu hết những người sử dụng thuốc lá đều cố gắng bỏ thuốc lá nhiều lần trước khi thành công. Tôi chỉ muốn nói: Bỏ thuốc lá thôi các bạn nhé!

Tin khác

Xử trí, điều trị và tiên lượng bệnh nhồi máu não

Xử trí, điều trị và tiên lượng bệnh nhồi máu não

Khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, cấp cứu 115 nên nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân an toàn đến cơ sở y tế được trang bị máy chụp CT sọ não và có khả năng điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết để đem lại cho bệnh nhân đột quỵ cơ hội tốt nhất.

Sự kiện Y Khoa  - 
Những điều cần biết về bệnh nhồi máu não

Những điều cần biết về bệnh nhồi máu não

Đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tính (acute ischemic stroke) hay còn gọi là nhồi máu não là tình trạng dòng máu đột ngột không lưu thông đến một khu vực của não làm mất chức năng thần kinh tương ứng.

Sự kiện Y Khoa  - 
Những điều cần biết về đột quỵ não

Những điều cần biết về đột quỵ não

Đột quỵ não (thường gọi là đột quỵ hay tai biến mạch não) có hai thể lâm sàng chính: đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tỉnh được đặc trưng bởi sự mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não do tắc nghẽn mạch bởi huyết khối hoặc cục tắc ở động mạch não, dẫn đến mất chức năng thần kinh tương ứng. Đột quỵ thiếu máu não hay còn gọi là nhồi máu não (NMN) phổ biến hơn đột quỵ xuất huyết não (XHN) mà nguyên nhân là do nứt vỡ các động mạch trong não.

Sự kiện Y Khoa  - 
Chẩn đoán và điều trị động kinh hiện nay tại Việt Nam

Chẩn đoán và điều trị động kinh hiện nay tại Việt Nam

Động kinh là tình trạng bệnh lý cũng thường gặp với tỷ lệ bệnh mới là 4,4/100.000 dân/năm (7) và tỷ lệ bệnh toàn bộ là 4,4/1000 dân (8). Động kinh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Sự kiện Y Khoa  - 
Tim bẩm sinh Ebstein: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tim bẩm sinh Ebstein: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tim bẩm sinh Ebstein là một bất thường tim bẩm sinh hiếm gặp liên quan đến van ba lá và tâm thất phải. Nguyên nhân do van ba lá phát triển không đúng cách trong 8 tuần đầu ở quá trình phát triển thai nhi, điều trị tim bẩm sinh Ebstein cũng rất phức tạp.

Sự kiện Y Khoa  - 
Kiến thức cần biết về bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Kiến thức cần biết về bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (infective endocarditis – VNTMNK) ít gặp ở trẻ em hơn người lớn, mặc dù tỷ lệ mắc ở trẻ em đang ngày một gia tăng do bệnh nhân tim bẩm sinh hiện có đời sống kéo dài hơn.

Sự kiện Y Khoa  -