Cẩm nang chăm sóc bé: Chăm sóc khi trẻ bị sốt (phần 2)
Tại sao trẻ con bị sốt - Sốt cũng có lợi cho sức khoẻ - Cách đo thân nhiệt, đánh giá mức độ nóng sốt và cách xử trí khi trẻ bị nóng sốt.
Giang mai là bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 7,1 triệu người trong độ tuổi từ 15 đến 49 đang mắc bệnh này.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ lan rộng và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy giang mai có thể chữa khỏi hoàn toàn không? Mức độ nguy hiểm của bệnh như thế nào?
Bệnh giang mai chủ yếu lây qua đường tình dục, dễ lây lan..
Quan hệ tình dục không an toàn như: không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng bao cao su không đúng cách nên vi khuẩn Treponema pallidum có cơ hội lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Bệnh giang mai còn lây qua các đường khác như: mẹ bị giang mai truyền sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở lên, qua đường máu do sử dụng chung kim tiêm, do tiếp xúc gián tiếp với xoắn khuẩn giang mai qua các vết thương hở. Tuy nhiên, bệnh giang mai ít khi lây truyền qua các đường kể trên. (1)
> Xem chi tiết về bệnh giang mai tại đây.
Bệnh giang mai tiến triển theo từng giai đoạn rõ rệt, các triệu chứng từ đó cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, các giai đoạn bệnh không có những biểu hiện rõ ràng và đôi khi chồng chéo lên nhau. Một số trường hợp người bệnh không nhận thấy bất kỳ biểu hiện nào, mặc dù cơ thể họ đang mang mầm bệnh giang mai trong nhiều năm.
Thông thường, trong giai đoạn đầu tiên, một hoặc nhiều vết loét phát triển trên bộ phận sinh dục như: âm đạo, dương vật. Người bệnh khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với mụn nhọt hoặc những bệnh ngoài da khác.
Trong giai đoạn thứ hai, người bệnh sẽ phát ban và có các triệu chứng tương tự như cúm: mệt mỏi, sốt, đau họng và đau cơ. Sau giai đoạn này, giang mai có thể sẽ biến mất hoặc phát triển sang những giai đoạn tiếp theo, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Cũng như các bệnh khác, bệnh giang mai sẽ có các giai đoạn với những triệu chứng ban đầu cho đến bệnh tiến triển nặng.
Ở giai đoạn này, người bệnh thường xuất hiện một vết loét nhỏ ngay chính nơi mà vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể như: môi lớn, môi bé, mép âm hộ (với phụ nữ); quy đầu, miệng sáo, bìu, dương vật (với nam giới) hoặc miệng, lưỡi, môi (nếu quan hệ bằng miệng). Vết loét này được gọi là săng, thường phát triển khoảng 3 tuần sau khi vi khuẩn xâm nhập.
Nhiều trường hợp mắc giang mai vẫn không nhận thấy săng do không đau và có thể ẩn trong âm đạo hoặc trực tràng. Trong 3 – 6 tuần, săng tự lành và không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm trong giai đoạn này, chúng sẽ tiếp tục phát triển và chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Trong giai đoạn này, sau khi các vết loét lành lại, người bệnh sẽ phát ban biểu hiện qua các dát đỏ hồng rải rác khắp cơ thể. Phát ban này thường không ngứa và có thể kèm theo vết loét giống như mụn cóc xuất hiện trong miệng hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.
Mặt khác, một số người lại xuất hiện tình trạng rụng tóc, đau cơ, sốt, đau họng và sưng hạch bạch huyết. Những triệu chứng kể trên có thể hết trong vòng một vài tuần hoặc lặp đi lặp lại trong 1 năm.
Ở 2 giai đoạn đầu, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, vi khuẩn giang mai tiếp tục phát triển, bệnh vẫn diễn tiến âm thầm. Khi đó, giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Giai đoạn này có thể kéo dài hàng năm. Nếu cơ thể người bệnh đã sinh ra kháng thể chống lại giang mai sẽ không bao giờ tái phát bệnh, nhưng cũng có một số trường hợp khi người bệnh không có đủ sức đề kháng, bệnh sẽ tiếp tục chuyển biến sang giai đoạn cuối hay còn gọi là giai đoạn tam phát.
Ở giai đoạn tam phát, bệnh có thể gây tổn thương não, thần kinh, mắt, tim, mạch máu, gan, xương khớp, thậm chí đe dọa tính mạng. Nguyên nhân chủ yếu do người bệnh không chữa trị kịp thời kể từ khi vi khuẩn giang mai xâm nhập sâu vào cơ thể. Theo số liệu thống kê, có khoảng 15% – 30% người bệnh trên thế giới ở trong nhóm giang mai cấp độ 3.
Ở bất kỳ giai đoạn nào, bệnh giang mai cũng có thể lây lan, gây tổn thương não, thần kinh và mắt. Với trẻ chào đời khi có mẹ bị giang mai, trẻ sẽ có các biến chứng như: điếc, biến dạng răng, sống mũi, thậm chí trẻ có thể sinh thiếu tháng, chết trong bụng mẹ hoặc chết khi vừa mới sinh ra. (2)
> Một số dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai
Có. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh giang mai sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh:
Có. Tuy nhiên, một số yếu tố còn ảnh hưởng đến tiến trình chữa bệnh như: mức độ bệnh, phương pháp chữa trị, lựa chọn cơ sở y tế hoặc bệnh viện và ý thức của người bệnh.
Nếu bệnh giang mai được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ khỏi bệnh sẽ đạt hiệu quả cao. Xoắn khuẩn giang mai sẽ được khống chế và tiêu diệt nhanh chóng. Ngược lại, nếu người bệnh chủ quan hoặc ngại đi khám, lâu ngày các xoắn khuẩn giang mai sẽ tiến triển, hiệu quả điều trị cũng giảm xuống.
Hiện bệnh giang mai đã có thuốc đặc trị, mang lại hiệu quả cao như: thuốc Penicillin G, thuốc Doxycycline, thuốc Erythromycin, thuốc Ceftriaxone. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc mà cần được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa tại những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín.
Khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ các nước Âu – Mỹ, bệnh viện phục vụ chuẩn 5 sao… giúp điều trị bệnh hiệu quả, tiết kiệm thời gian, mang lại hiệu quả cao.
Tâm lý chung của người mắc bệnh lây qua đường tình dục là e dè, xấu hổ, không chịu đi khám. Khi đi khám lại thông tin không chính xác thời điểm quan hệ tình dục hoặc không tuân thủ điều trị nên bệnh chuyển nặng. Khi đó việc điều trị sẽ gặp không ít khó khăn, mất nhiều thời gian, chi phí điều trị cao.
Ngược lại, người bệnh chủ động đi khám phát hiện bệnh sớm, tinh thần lạc quan cũng giúp đẩy lùi bệnh dễ dàng hơn.
Tóm lại, ngoài yếu tố khách quan thì yếu tố chủ quan từ người bệnh cũng góp phần trong việc bệnh giang mai có chữa được hay không.
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ hỏi về nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn của bạn. Dựa trên những thông tin trả lời trung thực từ bạn, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán ban đầu và kết luận sơ bộ. Nếu thuộc diện nguy cơ nhiễm bệnh cao, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm giang mai.
Để xét nghiệm xoắn khuẩn giang mai, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để tìm ra lượng vi khuẩn giang mai có trong cơ thể. Đây là cách duy nhất để đưa ra kết luận người bệnh có mắc giang mai hay không.
Hiện bệnh giang mai đã có thuốc và quá trình điều trị cũng được áp dụng bằng những phác đồ rõ ràng, cụ thể, nâng tỷ lệ điều trị thành công cao.
Trong trường hợp chẳng may bị giang mai, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc đặc trị giang mai như: thuốc Penicillin G, thuốc Doxycycline, thuốc Erythromycin, thuốc Ceftriaxone. Điều quan trọng nhất lúc này là người bệnh tuyệt đối tuân thủ liều lượng đã được bác sĩ kê toa. Phải uống hết thuốc kháng sinh ngay cả khi vết loét hoặc phát ban biến mất. Ngoài ra, bạn phải liên hệ ngay với người mà bạn đã quan hệ tình dục để họ biết đi xét nghiệm, có cơ hội điều trị sớm.
Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh nên tự theo dõi tình trạng bệnh của mình, báo cho bác sĩ biết nếu gặp các vấn đề bất thường. Sau khi uống hết thuốc đặc trị, bác sĩ sẽ xét nghiệm lại một lần nữa để đảm bảo rằng vi khuẩn giang mai đã biến mất.
Ngoài ra, người bệnh cần quan hệ tình dục an toàn, xét nghiệm tức thì nếu thấy bản thân có triệu chứng của giang mai, bởi giang mai có thể tái phát ngay cả khi đã điều trị dứt điểm.
Không. Trong giai đoạn khởi nguyên của giang mai, người bệnh sẽ phát ban, xuất hiện những vết săng, người bệnh cảm thấy không đau. Tuy nhiên, phát ban đôi khi đi kèm với các triệu chứng khác có thể gây khó chịu: sốt, đau họng, đau cơ, rụng tóc, sưng hạch huyết,…
40% trẻ sinh ra từ những người mẹ mắc bệnh giang mai không được điều trị sẽ chết vì nhiễm trùng. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai mắc giang mai sẽ lây truyền trực tiếp đến thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc chết thai.
Tương tự những bệnh lây qua đường tình dục khác, bệnh giang mai lây qua 3 con đường chủ yếu sau:
*Bài viết được BS. Đoàn Ngọc Thiện - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM tư vấn chuyên môn.
Tại sao trẻ con bị sốt - Sốt cũng có lợi cho sức khoẻ - Cách đo thân nhiệt, đánh giá mức độ nóng sốt và cách xử trí khi trẻ bị nóng sốt.
Tại sao trẻ con bị sốt - Sốt cũng có lợi cho sức khoẻ - Cách đo thân nhiệt, đánh giá mức độ nóng sốt và cách xử trí khi trẻ bị nóng sốt.
Người ta thường nghĩ rằng trị bệnh là phải dùng thuốc. Nhưng thuốc không phải là yếu tố quyết định số một trong việc chăm lo sức khoẻ cho trẻ con, mà còn có những nguyên tắc và yếu tố khác, nhiều khi quan trọng hơn.
Ăn dặm không có nghĩa là dứt hẳn ngay sữa mẹ, mà vẫn cứ tiếp tục cho bú, làm sao cho khi thôi nôi mà mỗi ngày còn “bú tí mẹ” được khoảng nửa lít thì tốt, kể như cũng được hưởng khoảng 350 Calo trên tổng số 1.100 Calo nhu cầu năng lượng lúc 1 tuổi.
Cứ mỗi 16 giây trôi qua là nước ta có thêm một công dân mới ra đời. Dù cho số phận của mỗi người chúng ta như thế nào đi nữa, thì khi sinh con, ai cũng muốn có được những đứa con khoẻ mạnh và thông minh, lanh lợi hơn người…
Việc chăm sóc trẻ thơ rất phức tạp và sẽ được lần lượt trình bày trong tập cẩm nang này. Trong kỳ này, chúng tôi chỉ nêu một số điều lưu ý nhất mà thôi.