Bệnh bạch hầu lây nhiễm như thế nào?
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dù thuộc nhóm B. Bệnh lây theo đường hô hấp theo hình thức giọt bắn, có thể lây trực tiếp do tiếp xúc với người bệnh khi nói, ho, hắt hơi… hoặc lây gián tiếp qua tiếp xúc với các dịch tiết chứa vi khuẩn từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng.
Bệnh bạch hầu lây như thế nào?
Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp. Đây là hình thức lây bệnh phổ biến của bệnh.
Ngoài ra vi khuẩn bạch hầu cũng truyền từ người này sang người khác thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh. Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da.
Trung bình sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác thông qua các hình thức nói trên.
> Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng và cách chữa trị bệnh bạch hầu
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải khai báo
Mới đây, Nghệ An ghi nhận ca bệnh bạch hầu tử vong. Một ca tiếp xúc gần ca bệnh này đã được xác định dương tính với bạch hầu, là cô gái 18 tuổi ở Bắc Giang.
Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Giang cho biết, kết quả xét nghiệm đã xác định chị Moong Thị B. (18 tuổi, tạm trú tại thôn Trung Tâm, xã Hợp Thịnh, H.Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang; thường trú tại H.Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) dương tính với bạch hầu. Cô gái này là một trong 2 trường hợp tiếp xúc gần với ca tử vong do bệnh bạch hầu tại H.Kỳ Sơn (Nghệ An).
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Nghệ An và Bắc Giang tăng cường phòng chống bệnh bạch hầu. Trong tình huống cần thiết, Bộ Y tế sẽ phân bổ thuốc và hỗ trợ nhân lực phòng dịch cho hai tỉnh này.
Theo Cục Y tế dự phòng, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Đáng lưu ý, đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố là chất độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Ca bệnh khởi đầu có triệu chứng viêm họng, mũi, thanh quản. Họng đỏ, nuốt đau, da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ.
Khám bệnh nhân, các bác sĩ sẽ thấy có giả mạc. Cần phân biệt tính chất của giả mạc bạch hầu với giả mạc mủ. Giả mạc bạch hầu thường trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu. Cho giả mạc vào cốc nước dù có khuấy mạnh cũng không tan.
Còn giả mạc mủ thì sẽ bị hòa tan hoàn toàn trong cốc nước. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyết.
Liên quan đến các tình huống lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này, Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Đáng lưu ý, bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Bạch hầu là một bệnh bắt buộc phải khai báo.
> Mức độ nguy hiểm của bệnh bạch hầu
Tài liệu tham khảo:
1. Bài "Bệnh bạch hầu lây như thế nào?", link: https://www.vinmec.com/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/benh-bach-hau-lay-nhu-nao/
2. Bài "Những tình huống tiếp xúc dễ lây nhiễm bệnh bạch hầu", link: https://thanhnien.vn/nhung-tinh-huong-tiep-xuc-de-lay-nhiem-benh-bach-hau-185240708180111112.htm
Tin khác
Phẫu thuật điều trị áp xe phổi: Giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân
Áp xe phổi là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, trong đó nhu mô phổi bị hoại tử và tạo thành các ổ mủ sau giai đoạn viêm cấp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người trung niên và những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm.
Phương pháp điều trị áp xe vú
Áp xe vú là tình trạng hình thành ổ mủ bên trong bầu vú, xung quanh được bao bọc bởi mô viêm, và thường phát triển từ các ổ viêm tại vùng vú. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú, trong khi đối với những phụ nữ khác thì khá hiếm gặp.
Bệnh áp xe vú nguy hiểm như thế nào?
Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng ở mô vú, do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ sau sinh và trong giai đoạn cho con bú.
Kiến thức về áp xe vú: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị
Khoảng 10% – 33% các bà mẹ cho con bú gặp phải tình trạng nhiễm trùng vú, có thể dẫn đến áp xe vú. Vậy áp xe vú là tình trạng như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh do đâu và các triệu chứng nhận biết ra sao? Bác sĩ sẽ chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị nào để khắc phục?
Phương pháp điều trị viêm cơ tim hiệu quả và hướng dẫn chăm sóc phục hồi
Dựa vào tình trạng và mức độ bệnh lý của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm cơ tim phù hợp nhất. Việc nắm rõ các phương pháp điều trị và cách chăm sóc bệnh nhân viêm cơ tim là yếu tố quan trọng giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Bệnh viêm cơ tim nguy hiểm như thế nào?
Tỷ lệ tử vong do viêm cơ tim cấp rất cao nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt, viêm cơ tim thường xảy ra ở người trẻ tuổi, do đó, cần chú ý khi xuất hiện triệu chứng đau ngực và khó thở, nhất là trong giai đoạn nhiễm virus cấp tính.