Ykhoangaynay.com |  27/07/2024

Ung thư da: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Ung thư da là một trong những loại ung thư tương đối phổ biến hiện nay. Do đó, việc tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu của ung thư da là vô cùng quan trọng. Điều này giúp người bệnh và gia đình có thể chủ động trong phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Nguyên nhân của bệnh ung thư da

Tế bào da phát triển một cách bất thường gây nên ung thư da. (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây ung thư da đến từ nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, môi trường sống và thói quen hằng ngày. Những người thuộc các nhóm sau đây có nguy cơ cao mắc ung thư da:

• Làm việc nhiều ngoài trời, thường xuyên tắm nắng, di chuyển dưới ánh nắng gay gắt, sống ở khu vực có khí hậu nắng nóng lâu năm, tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài.

• Sử dụng các mỹ phẩm kém chất lượng, chứa thành phần gây hại cho da.

• Có nốt ruồi, tàn nhang xuất hiện trên cơ thể, đặc biệt là tay và mặt.

• Tiếp xúc nhiều với hợp chất gây hại, hóa chất độc như asen, tia phóng xạ.

• Gia đình có thành viên đã từng mắc bệnh ung thư.

• Thói quen sử dụng chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá.

• Có tổn thương ngoài da như bỏng, cháy nắng, viêm nhiễm kéo dài mà không điều trị dứt điểm, hoặc có bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ ung thư da như sừng quang hóa, viêm da mãn tính, viêm da cơ địa.

• Hệ miễn dịch kém do cấy ghép nội tạng, sức khỏe yếu, lười tập thể dục, chế độ ăn uống không khoa học, không đạt chuẩn vệ sinh, đặc biệt là nhiễm HIV.

> Thông tin tổng quan, chính xác về bệnh ung thư da.

Dấu hiệu của bệnh ung thư da

Người bị ung thư da thường có những biểu hiện rõ rệt trên bề mặt da ngay từ giai đoạn đầu. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến cần lưu ý để phát hiện và điều trị kịp thời:

Xuất hiện nốt u tròn như hạt ngọc

Đặc điểm của nốt u này gồm:

• Nhìn giống hạt ngọc tròn, mềm.

• Màu trong suốt, sau đó hơi bóng như sáp.

• Nhìn giống mụn nhưng không có nhân, thường bị lõm ở giữa.

Đây là dấu hiệu cơ bản của ung thư biểu mô tế bào đáy. Nếu bạn thấy da xuất hiện nốt u kèm tình trạng dễ xuất huyết, giãn mạch máu nhỏ và thấy rõ các tia máu gần bề mặt da, hãy đến bác sĩ kiểm tra ngay.

Tổn thương da tiền ung thư - xuất hiện mảng sần sùi, thô ráp và đóng vảy

Biểu hiện này bao gồm:

• Da xuất hiện các mảng thô ráp, dần đóng vảy.

• Màu da chuyển từ nâu sang hồng đậm.

• Thường gặp ở mặt, đầu, cánh tay và có thể lan ra các vùng da khác.

Những người làm việc ngoài trời, tiếp xúc nhiều với tia UV, người da trắng hoặc có da yếu thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Da bị tổn thương trở nên chắc, rắn, xỉn màu

Tình trạng da tổn thương trở nên chắc, rắn, đỏ dần sau đó xỉn màu cũng là dấu hiệu ban đầu của ung thư da. Về sau, các vết thương này có thể lan rộng, bị lõm xuống và loét.

• Vết loét phát triển thành các mảng mô cứng, màu đỏ xỉn.

• Vết thương không lành dù sử dụng thuốc và lan rộng ra các vùng như tay, tai và mặt.

Nhận biết và theo dõi các dấu hiệu này sẽ giúp bạn và gia đình phát hiện sớm và điều trị ung thư da hiệu quả.

Các nốt tổn thương không biến mất

Sau một thời gian, các nốt tổn thương không biến mất mà đóng mủ, gây ra khó chịu cho người bệnh. Đây là một dấu hiệu rõ ràng của ung thư da mà bạn nên chú ý.

Nốt ruồi bất thường – dấu hiệu của khối u hắc tố ác tính

Nếu trên da xuất hiện nhiều nốt ruồi phát triển thành đốm, sau đó đậm màu hơn, tăng kích thước và thay đổi màu sắc nhanh chóng, đồng thời cảm thấy đau khi chạm vào, bạn nên tìm cơ sở y tế uy tín để tầm soát ung thư ngay.

Tổn thương có viền không rõ ràng

Những đốm tối màu kỳ lạ có màu đỏ, trắng, xanh hoặc đen, trông rất lạ và gây đau khi chạm vào. Các bộ phận dễ xuất hiện tổn thương này là lòng bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân và vùng kín như âm đạo và hậu môn.

Xuất hiện mụn cứng màu vàng

Đây là biểu hiện của ung thư biểu mô bã nhờn, với nốt mụn thường xuất hiện ở đầu, cổ, thân mình hoặc cơ quan sinh dục.

Các nốt u có màu đỏ và trở nên tím bầm

Đặc điểm của khối u là màu đỏ, xanh hoặc tím, trông giống như nhọt nhưng lõm ở vùng trung tâm. Đây là dấu hiệu của ung thư tế bào Merkel, thường xảy ra ở người lớn tuổi tiếp xúc nhiều với nắng và có hệ miễn dịch kém.

Cách phòng bệnh ung thư da

Ung thư da nếu phát hiện sớm có thể điều trị dứt điểm (Nguồn: Internet)

Dựa trên các nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau trong thói quen sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa ung thư da hiệu quả:

1. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Đặc biệt là trong mùa hè nắng gắt. Nếu phải tiếp xúc, hãy che chắn bằng áo khoác, tất, kính râm, khẩu trang, mũ và bôi kem chống nắng có chỉ số SPF cao từ 30 trở lên, thoa lại sau 2-3 tiếng.

2. Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại: Mặc đồ bảo hộ và thăm khám sức khỏe thường xuyên nếu làm việc trong môi trường ô nhiễm.

3. Bỏ thuốc lá và chất kích thích: Tạo môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh da thường xuyên, và tránh sử dụng mỹ phẩm có thành phần kích ứng và độc hại cho da.

4. Tham khảo ý kiến bác sĩ: Khi sử dụng mỹ phẩm và các sản phẩm thuốc điều trị để tránh tác dụng phụ gây hại cho da và cơ thể.

5. Thăm khám bác sĩ: Khi có các biểu hiện bệnh kể trên để có phương pháp điều trị kịp thời.

Như vậy, nhận biết các dấu hiệu ung thư da và thực hiện các biện pháp phòng tránh sẽ giúp bạn và gia đình chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe, tránh để bệnh tiến triển vào giai đoạn muộn, khi việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém.

(Bài viết tham khảo, biên soạn lại từ tài liệu "Dấu hiệu ung thư da và cách phòng tránh", link gốc: https://medlatec.vn/tin-tuc/dau-hieu-ung-thu-da-va-cach-phong-tranh-benh)

Tin khác

Cẩm nang chăm sóc bé: Đề phòng tai nạn và ngộ độc ở trẻ con

Cẩm nang chăm sóc bé: Đề phòng tai nạn và ngộ độc ở trẻ con

Một khi tai nạn xảy đến thì chỉ trong tích tắc trẻ con có thể bị gãy chân, sứt tay, mù mắt,... thậm chí vong mạng nữa. Do đó, với mỗi kỹ năng mới mà em bé của bạn học được trong quá trình phát triển, bé như "người điếc không sợ súng" nên rất dễ bị tai nạn hay ngộ độc.

Nghiên cứu  - 
Phẫu thuật điều trị áp xe phổi: Giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân

Phẫu thuật điều trị áp xe phổi: Giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân

Áp xe phổi là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, trong đó nhu mô phổi bị hoại tử và tạo thành các ổ mủ sau giai đoạn viêm cấp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người trung niên và những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm.

Nghiên cứu  - 
Phương pháp điều trị áp xe vú

Phương pháp điều trị áp xe vú

Áp xe vú là tình trạng hình thành ổ mủ bên trong bầu vú, xung quanh được bao bọc bởi mô viêm, và thường phát triển từ các ổ viêm tại vùng vú. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú, trong khi đối với những phụ nữ khác thì khá hiếm gặp.

Nghiên cứu  - 
Bệnh áp xe vú nguy hiểm như thế nào?

Bệnh áp xe vú nguy hiểm như thế nào?

Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng ở mô vú, do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ sau sinh và trong giai đoạn cho con bú.

Nghiên cứu  - 
Kiến thức về áp xe vú: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Kiến thức về áp xe vú: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Khoảng 10% – 33% các bà mẹ cho con bú gặp phải tình trạng nhiễm trùng vú, có thể dẫn đến áp xe vú. Vậy áp xe vú là tình trạng như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh do đâu và các triệu chứng nhận biết ra sao? Bác sĩ sẽ chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị nào để khắc phục?

Nghiên cứu  - 
Phương pháp điều trị viêm cơ tim hiệu quả và hướng dẫn chăm sóc phục hồi

Phương pháp điều trị viêm cơ tim hiệu quả và hướng dẫn chăm sóc phục hồi

Dựa vào tình trạng và mức độ bệnh lý của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm cơ tim phù hợp nhất. Việc nắm rõ các phương pháp điều trị và cách chăm sóc bệnh nhân viêm cơ tim là yếu tố quan trọng giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Nghiên cứu  -