DS. Phan Đức Bình |  22/11/2024

Cẩm nang chăm sóc bé: Bảo vệ niêm mạc cho bé là cách phòng bệnh hữu hiệu

Mặt trong của đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, đường sinh dục...được cấu tạo bởi lớp màng da đặc biệt gọi là niêm mạc. Niêm mạc có cùng chức năng như da là bảo vệ không cho vi trùng xâm nhập cơ thể.

Nhưng nếu mặt ngoài của da được cấu tạo bởi những lớp tế bào sừng hóa, khô, dày, chắc chắn, thì ngược lại, niêm mạc được cấu tạo bởi những lớp tế bào thưa thớt, mỏng manh, mọng nước và ẩm, nhẫy. Hãy soi gương để nhìn vào họng hoặc lật môi ra xem bạn sẽ thấy rõ cơ cấu của niêm mạc.

Điều này khiến cho niêm mạc dễ bị nhiễm trùng hơn da. Niêm mạc không những nằm ở bên trong các tạng phủ nói trên mà còn thông ra ngoài bằng cửu khiếu (9-10 cái lỗ thông ra ngoài của cơ thể: 2 tai, 2 mắt, 2 mũi, miệng, lỗ tiểu, hậu môn, âm đạo). Đây cũng chính là cửa ngõ xâm nhập của vi trùng.

Niêm mạc có tác dụng bảo vệ ngăn chặn mầm bệnh và các chất bẩn thâm nhập vào cơ thể

Nhưng niêm mạc cũng có cách bảo vệ riêng của nó mà da không có: đó là những tế bào tuyến nhẩy luôn tiết ra chất nhẫy để ngăn cản vi trùng xâm nhập hoặc để đẩy trôi vi trùng ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, các đại thực bào và các lympho bào miễn dịch khác còn có thể di chuyển trên mặt niêm mạc để tấn công trực tiếp các vi khuẩn, siêu vi khuẩn có hại hoặc tiết ra kháng thể tiêu diệt vi trùng…

> Cẩm nang chăm sóc bé: Cách chăm sóc trẻ thơ

Đợi đến khi niêm mạc bị bệnh thì việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém: viêm tai, mũi, họng, viêm xoang, đỏ mắt, viêm nhiễm đường ruột (nhất là tiêu chảy), viêm nhiễm đường sinh dục, viêm nhiễm đường hô hấp (kể cả các chứng ho)... Thế nhưng nếu ta biết giúp cho cơ thể, nhất là cơ thể trẻ con một số điều cơ bản sau đây thì niêm mạc có thể tự bảo vệ để phòng các bệnh nói trên rất dễ dàng:

* Không để sai dinh dưỡng, nghĩa là luôn cho trẻ con ăn uống cân bằng dưỡng chất, nhất là chất đạm (có nhiều trong sữa, trứng, thịt cá, đậu mè các loại), sinh tố nhất là sinh tố A trong rau quả tươi (riêng rau lá, tối thiểu mỗi ngày 7-10 lá rau có diện tích rộng bằng bàn tay xòe của bé, xay, giã, bằm nát nấu chung với thức ăn giàu đạm), sinh tố C có nhiều trong cam, quít, bưởi và rau quả tươi khác...các acid béo thiết yếu (có nhiều trong sữa mẹ, sữa đậu nành, hoặc đậu phộng (lạc) luộc, đậu phộng giã giập nấu với rau lá, bí đổ).

* Giữ vệ sinh cá nhân cho thật tốt: tắm rửa cho bé hàng ngày, thường xuyên lau rửa tay cho bé, không để bé cho tay dơ, vật bẩn vào miệng, mũi... Vệ sinh nhà cửa thật sạch, không để ruồi, muỗi, chuột bọ sống chung với bé.

* Giữ ấm cơ thể cho bé: mặc quần áo đủ ấm, nhất là không để bé bị lạnh về khuya. Về mùa lạnh nhớ cho bé ăn nhiều chất béo, nhất là từ đậu phộng, đậu nành…

* Chăm sóc, yêu thương, cư xử nhẹ nhàng với bé: không hù doạ, không nhác ông kẹ (ông ọp), không bỏ rơi bé ở nhà một mình để bé không bị stress làm giảm sức để kháng. Thực hiện hết các điều nêu trên cũng khó, nhưng không khó bằng việc chăm sóc một đứa bé èo uột, bệnh hoạn liên miên! Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thực hiện được việc trên chẳng những sẽ giúp cho trẻ con mau lớn, trở nên người cường tráng mà còn thông minh, học hành mau giỏi nữa.

Đọc qua bài này nhiều người có thể thấy không có gì quan trọng, nhưng thực ra nếu áp dụng đúng sẽ ngừa được vô số bệnh ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục...

(Nguồn tài liệu: “Cẩm nang chăm sóc Bà mẹ và Em bé” do Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em dịch và chú giải, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) hiệu đính và viết lời giới thiệu.)

> Xem thêm các bài viết khác trong chuyên đề "Cẩm nang chăm sóc bé" tại đây.

Tin khác

Cẩm nang chăm sóc bé: Các chứng đau thường gặp ở trẻ em (phần 2)

Cẩm nang chăm sóc bé: Các chứng đau thường gặp ở trẻ em (phần 2)

Chứng đau ở trẻ em có thể xuất hiện ngay từ khi trước khi biết nói đau và chỉ có ý nghĩa bệnh lý, nếu đi kèm với một số triệu chứng khác, thay đổi tuỳ theo nơi bị đau trên cơ thể. Tuỳ theo tuổi, có thể có những chứng đau hay xuất hiện ở cơ quan, bộ phận này chứ không ở bộ phận nọ.

Sự kiện Y Khoa  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Các chứng đau thường gặp ở trẻ em (phần 1)

Cẩm nang chăm sóc bé: Các chứng đau thường gặp ở trẻ em (phần 1)

Chứng đau ở trẻ em có thể xuất hiện ngay từ khi trước khi biết nói đau và chỉ có ý nghĩa bệnh lý, nếu đi kèm với một số triệu chứng khác, thay đổi tuỳ theo nơi bị đau trên cơ thể. Tuỳ theo tuổi, có thể có những chứng đau hay xuất hiện ở cơ quan, bộ phận này chứ không ở bộ phận nọ.

Tài liệu Y học  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Đề phòng tai nạn và ngộ độc ở trẻ con

Cẩm nang chăm sóc bé: Đề phòng tai nạn và ngộ độc ở trẻ con

Một khi tai nạn xảy đến thì chỉ trong tích tắc trẻ con có thể bị gãy chân, sứt tay, mù mắt,... thậm chí vong mạng nữa. Do đó, với mỗi kỹ năng mới mà em bé của bạn học được trong quá trình phát triển, bé như "người điếc không sợ súng" nên rất dễ bị tai nạn hay ngộ độc.

Nghiên cứu  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Chăm sóc khi trẻ bị sốt (phần 2)

Cẩm nang chăm sóc bé: Chăm sóc khi trẻ bị sốt (phần 2)

Tại sao trẻ con bị sốt - Sốt cũng có lợi cho sức khoẻ - Cách đo thân nhiệt, đánh giá mức độ nóng sốt và cách xử trí khi trẻ bị nóng sốt.

Sự kiện Y Khoa  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Chăm sóc khi trẻ bị sốt

Cẩm nang chăm sóc bé: Chăm sóc khi trẻ bị sốt

Tại sao trẻ con bị sốt - Sốt cũng có lợi cho sức khoẻ - Cách đo thân nhiệt, đánh giá mức độ nóng sốt và cách xử trí khi trẻ bị nóng sốt.

Sự kiện Y Khoa  -