Thông tin Y khoa: Chấn thương sinh đẻ
(Tên Tiếng Anh: Birth injury)
Tổn hại mắc phải khi sinh đẻ.
Tất cả các trẻ được sinh ra đều bị tổn hại nhẹ như trầy da hoặc thâm tím nhẹ. Thâm tím và sưng da đầu trong khi sinh qua đường âm đạo đôi khi rõ rệt (xem Cephalhaematoma - Tụ máu đầu).
Những chấn thương nguy hiểm hơn có thể xảy ra nếu đẻ non hoặc khó đi qua ống sinh của người mẹ, ví dụ: trong đẻ ngôi mông. Tuy nhiên, ngày nay, những chấn thương khi sinh đẻ không phổ biến, một phần bởi vì nhiều trẻ được sinh bằng mổ đẻ.
Trong các trường hợp đẻ ngôi ngược, các dây thần kinh ở vùng vai đôi khi bị chấn thương, có thể gây liệt tay tạm thời. Tương tự, mặt cũng có thể bị liệt tạm thời nếu dây thần kinh ở mặt bị chấn thương do forcep. Gãy, nứt, rạn xương, như xương đòn, xương cánh tay, và xương đùi, là những mối nguy khác của các trường hợp đẻ khó. Xương thường lành lại một cách dễ dàng.
Nhiều trường hợp liệt não, bất lợi trí tuệ, và động kinh đã từng bị quy cho chấn thương sinh đẻ, nhưng ngày nay phần lớn những vấn đề này được xem là do những yếu tố trước khi sinh. Thiếu dinh dưỡng, hút thuốc, uống rượu, chảy máu khi đang mang thai, và mang thai sớm là những yếu tố có thể dẫn đến tổn hại não hoặc sự phát triển não bất thường (xem Birth defect - Tật bẩm sinh; Brain damage -Tổn thương não).
Tài liệu và thông tin trong bài viết này được
trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách
khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ
biên.
Việc sử dụng các dụng cụ và / hoặc các chất hóa học để ngăn chặn hoặc nếu không thì làm ngừng tinh trùng gặp được trứng, vì vậy ngăn ngừa sự thụ thai và mang thai.