Quỹ sáng kiến Y tế Mỹ gốc Á | 21/06/2024

Dữ liệu ung thư của cộng đồng người Mỹ gốc Á (*)

Các tài liêụ dưới đây được trích đăng trong báo cáo về 'Dữ liệu ung thư cho Cộng đồng người Mỹ gốc Á" do Quỹ sáng kiến Y tế Mỹ gốc Á (AAHI) được thành lập và tài trợ vào Năm tài khóa 2005 nhằm giúp loại bỏ những chênh lệch về y tế tồn tại giữa người Mỹ gốc Á và người Mỹ không phải gốc Á.

Một số thông tin cơ bản về ung thư: Ung thư là gì?

Ung thư là thuật ngữ dùng cho những căn bệnh trong đó các tế bào bất thường phân chia vượt ngoài tầm kiểm soát và có thể lan truyền qua các mô khác. Các tế bào khỏe mạnh, bình thường luôn phát triển, phần chia và chết, nhưng những tế bào này tiếp tục sống và phân chia và có thể tạo thành khối gọi là khối u. Các khối u có thể là lành tính hoặc ác tính.

Có hơn một trăm loại ung thư và mỗi loại có một chế độ đề phòng, bảo vệ và điều trị khác nhau.

(Xem thêm: Định nghĩa khác về ung thư).

Gánh nặng ung thư của người Mỹ gốc Á

Vì là nhóm dân tộc thiểu số/chủng tộc duy nhất mắc bệnh ung thư như nguyên nhân chính dẫn đến tử vong, người Mỹ gốc Á đối mặt với các vấn đề chỉ liên quan đến số liệu thống cơ nhân khẩu của họ. Điều này một phần do các tỷ lệ kiểm tra ung thư cực thấp dẫn đến các tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn và sớm hơn - và do đó nguy hiểm hơn – ung thư.

Một số gánh nặng chỉ xảy ra với người Mỹ gốc Á gồm:

• Ung thư đã là căn bệnh giết chết phụ nữ người Mỹ gốc Á số một từ năm 1980.

• Ung thư vú là bệnh thường được chẩn đoán nhiều nhất trong giới phụ nữ Mỹ gốc Á.

• Phụ ngữ Đông Nam Á có tỷ lệ ung thư cổ tử cung cao hơn và tần suất kiểm tra phụ khoa thấp hơn so với hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số khác ở Mỹ.

• Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến nhất trong giới phụ nữ người Việt, trong khi ung thư vú là căn bệnh phổ biến nhất đối với mọi nhóm chủng tộc và dân tộc thiểu số khác. Phụ nữ Mỹ gốc Việt có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao gấp năm lần so với phụ nữ vùng Cáp-ca.

• Tỷ lệ ung thư gan trong các cộng đồng người Hoa, Philipin, Nhật, Hàn và Việt cao hơn từ 1,7 - 11,3 lần so với người Cáp-ca.

• Đàn ông Hàn Quốc có tỷ lệ ung thư dạ dày cao nhất trong mọi nhóm chủng tộc/dân tộc thiểu số và có tỷ lệ ung thư dạ dày tăng gấp năm lần so với đàn ông vùng Cáp-ca.

• Người Phillipine có tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt cao nhất trong số các nhóm dân tộc thiểu số Châu Á và có tỷ lệ sống sót trong 5 năm ngắn nhất thứ hai đối với ung thư ruột kết và trực tràng so với mọi nhóm dân tộc thiểu số khác ở Mỹ.

Các yếu tố rủi ro và cách phòng bệnh ung thư

Dù không có cách phòng bệnh ung thư hiệu quả 100%, nhưng có các biện pháp mà bạn có thể thực hiện để giảm bớt rủi ro cho bản thân. Hội Ung thư Mỹ ước tính hơn một nửa cái chết do ung thư có thể được phòng tránh nếu mọi người tuân thủ các biện pháp phòng bệnh ung thư:

• Hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến tử vong có thể phòng tránh nhất, vì vậy từ bỏ hút thuốc lá dưới mọi hình thức sẽ giảm đáng kể nguy cơ ung thư.

• Phơi nắng là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư da, vì vậy khi ở ngoài trời, hãy bảo vệ da bằng cách dùng kem chống nắng và mặc quần áo bảo hộ.

• Chế độ ăn nhiều mỡ có thể tăng nguy cơ ung thư; thay vào đó, hãy kết hợp nhiều thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau và các sản phẩm ngũ cốc nguyên chất trong chế độ ăn hàng ngày..

“Ung thư đã là căn bệnh giết chết phụ nữ người Mỹ gốc Á số một từ năm 1980.”

Quỹ sáng kiến Y tế Mỹ gốc Á (AAHI).

• Béo phì là yếu tố có nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, ruột kết và tuyến tiền liệt; có lối sống năng động với chế độ tập thể dục thường xuyên giúp loại bỏ nguy cơ này.

• Nếu không chủng ngừa, một số nhiễm khuẩn có thể dẫn đến ung thư. Viêm gan siêu vi B có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư gan và HPV (virus u nhú ở người) có thể chuyển thành ung thư cổ tử cung. Hãy nói với bác sĩ về các lựa chọn vắcxin trong tương lai.

• Nếu không được xét nghiệm và kiểm tra thích hợp, cơ hội phát triển ung thư sớm hơn sẽ tăng lên. Kiểm tra và tự kiểm tra định kỳ không thể phòng ngừa ung thư nhưng có thể tăng các cơ hội phát hiện ung thư sớm khi mà việc điều trị chắc chắn thành công hơn.

Có nguy cơ mắc ung thư thường đồng nghĩa với việc bạn chắc chắn sẽ phát bệnh. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ phát triển ung thư. Hãy thảo luận mọi quan tâm với bác sỹ của bạn hoặc cơ sở cung cấp y tế.

(*) Các tài liêụ trên đây được trích đăng trong báo cáo về 'Dữ liệu ung thư cho Cộng đồng người Mỹ gốc Á" do Quỹ sáng kiến Y tế Mỹ gốc Á (AAHI) được thành lập và tài trợ. Toàn văn báo cáo của AAHI.

Tin khác

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z) là cuốn sách về kiến thức y học chuyên sâu với các từ tiếng Anh được giải thích bằng tiếng Việt giản dị, dễ hiểu, có hệ thống và bảo đảm độ tin cậy, tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Sách y dược học  - 
Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Cuốn sách nổi tiếng này của tác giả GS.TS.BS Nguyễn Chấn Hùng đã được NXB Tổng hợp TP HCM tái bản nhiều lần.

Sách y dược học  - 
 Sách hay nên đọc: 'Khi hơi thở hóa thinh không' - Bác sĩ Paul Kalanithi

Sách hay nên đọc: "Khi hơi thở hóa thinh không" - Bác sĩ Paul Kalanithi

"Khi hơi thở hóa thinh không" là một cuốn hồi ký đầy xúc động và sâu sắc của Paul Kalanithi, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh trẻ tuổi người Mỹ gốc Ấn. Anh đã viết cuốn sách trong những tháng cuối đời khi anh đối mặt với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.

Sách y dược học  -