Ung thư: Biết sớm trị lành!
Nhiều người vẫn xem ung thư là bản án tử hình. Không phải đâu! Ung thư biết sớm trị lành mà. Nên kiểm tra sức khỏe toàn diện đều đặn có lưu ý rà tìm ung thư....
Rà tìm khi chưa thấy triệu chứng
Kiểm tra sức khỏe toàn diện đều đặn có lưu ý rà tìm ung thư, khoảng 3 năm một lần ở lứa tuổi 20 - 40 và rà tìm hàng năm từ 40 tuổi. Bác sĩ tư vấn thường kiểm tra ung thư tùy theo tuổi tác.
Phụ nữ lưu ý khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm PAP (xét nghiệm tế bào âm đạo) để rà tìm ung thư cổ tử cung.
Từ tuổi đôi mươi hàng tháng nên tự khám tuyến vú, khoảng tuổi 30 - 39 đi khám kiểm tra bộ ngực (có siêu âm) vài năm một lần. Từ 40 trở lên nên vẫn tự khám tuyến vú hàng tháng, đi khám ngực (có siêu âm) và chụp nhũ ảnh 2 - 3 năm/lần.
Đàn ông trên 40 tuổi nghiện thuốc lá nặng hoặc đã bỏ hút nên chụp phim phổi 1 - 2 năm/lần. Từ tuổi 50 làm xét nghiệm PSA rà tìm ung thư tuyến tiền liệt.
Các triệu chứng báo động ung thư
Cả nam lẫn nữ. Nhiễm viêm gan virút B và C, từ 40 tuổi nên kiểm tra bụng, siêu âm gan hàng năm rà tìm ung thư gan sớm. Có bệnh sử viêm loét dạ dày, nên hỏi bác sĩ xem có cần nội soi dạ dày với ống mềm từ 40 tuổi và xét nghiệm tìm vi khuẩn H. pylori. Từ 50 tuổi nhờ bác sĩ tư vấn rà tìm ung thư ruột già.
Có trên trăm loại ung thư, mỗi thứ trổ một kiểu. Phải gom các triệu chứng lại để báo động mọi người.
Thay đổi thói quen của ruột. Cần cảnh giác ung thư ruột khi đột nhiên có rối loạn tiêu hóa. Táo bón, tiêu chảy hoặc khi tiêu chảy khi táo bón ở tuổi trên 40.
Vết sùi loét không chịu lành. Một vết lở loét vẫn như cũ hoặc tăng thêm, sau một thời gian điều trị tích cực. Một vết lở nhỏ, một chồi cứng dai dẳng ít đau trong miệng (môi, lưỡi, nướu răng, amiđan..) ở đàn ông trên 40 tuổi, hút thuốc nhiều, nên cảnh giác ung thư.
Chảy máu bất thường. Phụ nữ trên 30 tuổi, có gia đình, gần chồng thấy có chút máu dính quần lót hoặc ra huyết ở cửa mình xa kỳ kinh. Cảnh giác ung thư cổ tử cung. Đi cầu ra máu, phân lẫn huyết đỏ, cần cảnh giác ung thư trực tràng dễ lầm với bệnh trĩ.
Cục u ở vú. Từ tuổi 30 sờ thấy trong vú có một cục u không đau hoặc ít đau phải cảnh giác.
Ăn không tiêu. Ai lại không có lúc ăn không tiêu. Ung thư dạ dày mới đầu cũng chỉ thấy triệu chứng này ở người trên 40 tuổi.
Khó nuốt. Nuốt nghẹn thức ăn đặc rồi tới lỏng, coi chừng bệnh ung thư thực quản (ống dẫn thức ăn đến dạ dày). Đàn ông lậm rượu, lậm thuốc lá thấy nuốt vướng ở cổ họng, phải lo ung thư họng miệng.
Ho dai dẳng hoặc khàn tiếng. Ho dai dẳng không rõ nguyên nhân ở người trên 40 tuổi hút thuốc nhiều, có thể kèm đàm máu, có thể là triệu chứng ung thư phổi.
Khàn tiếng kéo dài có thể là do ung thư thanh quản, đặc biệt đàn ông trên 40 tuổi, hút thuốc nhiều.
Rối loạn chung chung. Suy nhược, sụt cân, không thèm ăn có thể là do ung thư thực quản, dạ dày, tụy tạng. Đau nhức có thể là triệu chứng ban đầu của ung thư xương. Nhức đầu, buồn nôn lặp đi lặp lại báo hiệu bướu não.
Chú ý các cháu (sơ sinh đến 10 tuổi). Nhức đầu, nôn mửa thường xuyên coi chừng bướu trong não. Nhìn nghiêng như lé hoặc con ngươi sáng xanh như mắt mèo là triệu chứng ung thư mắt của trẻ (bướu nguyên bào võng mạc). Bụng phình một bên có thể báo hiệu ung thư thận (bướu nguyên bào thận). Xanh xao, nóng sốt kéo dài nên nghi ung thư máu (bệnh bạch cầu). Nặng bụng, đi tiểu thường cảnh giác bướu buồng trứng ở bé gái.
Các triệu chứng báo động
Đừng "phát hoảng" lên, vì phần lớn không phải là ung thư đâu. Nên đi khám bác sĩ. Nên nhớ ung thư biết sớm trị lành.
Thay đổi thói quen của ruột và bọng đái
Một chỗ lở loét không chịu lành
Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường
Chỗ dày (cục u) ở vú hoặc ở nơi nào đó
Ăn không tiêu hoặc nuốt khó
Ho dai dẳng hoặc khàn tiếng
Thay đổi tính chất của mụt ruồi.
Coi chừng sát thủ cận kề
Tin khác
Cẩm nang chăm sóc bé: Dùng thuốc ở trẻ con
Người ta thường nghĩ rằng trị bệnh là phải dùng thuốc. Nhưng thuốc không phải là yếu tố quyết định số một trong việc chăm lo sức khoẻ cho trẻ con, mà còn có những nguyên tắc và yếu tố khác, nhiều khi quan trọng hơn.
Cẩm nang chăm sóc bé: Cách con ăn dặm
Ăn dặm không có nghĩa là dứt hẳn ngay sữa mẹ, mà vẫn cứ tiếp tục cho bú, làm sao cho khi thôi nôi mà mỗi ngày còn “bú tí mẹ” được khoảng nửa lít thì tốt, kể như cũng được hưởng khoảng 350 Calo trên tổng số 1.100 Calo nhu cầu năng lượng lúc 1 tuổi.
Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ vô cùng cần thiết cho đứa con của bạn. Loài người cũng như các loài động vật có vú đều nuôi con từ trong bụng mẹ (máu huyết đưa thức ăn và dưỡng khí thông qua cuống nhau nuôi bào thai từng giây từng phút không lúc nào ngơi nghỉ) và sau khi sanh, liền cho bú ngay bằng sữa mẹ...Nhờ đó mà muôn loài đã sinh sôi phát triển và tổn tại hàng triệu năm qua.
Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?
Tại Việt Nam, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện đã giảm xuống dưới 5%. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm, cần thực hiện một quá trình điều trị toàn diện, bắt đầu từ trước khi mang thai cho đến sau khi sinh. Vậy cần bao lâu để xác định chắc chắn rằng em bé không bị nhiễm HIV?
Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.