Ung thư buồng trứng là bệnh phổ biến đứng thứ ba trong số các loại ung thư ở phụ nữ, chỉ sau ung thư vú và ung thư tử cung.
Ung thư buồng trứng thường được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Đây là một loại ung thư phát sinh từ một hoặc cả hai buồng trứng, nơi sản xuất trứng và các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone, ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản.
Phụ nữ mang thai lần đầu sau 35 tuổi hoặc chưa bao giờ mang thai đủ tháng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn. Ảnh minh hoạ
Các loại ung thư buồng trứng
1. Ung thư biểu mô buồng trứng: Đây là dạng ung thư phổ biến nhất, phát triển từ các tế bào ở bề mặt buồng trứng.
2. Ung thư tế bào mầm: Xuất phát từ các tế bào sản xuất trứng, ít gặp hơn ung thư biểu mô.
3. Ung thư từ mô nâng đỡ buồng trứng: Loại ung thư này cũng ít gặp và phát sinh từ mô nâng đỡ buồng trứng.
1. Thừa cân và béo phì: Thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng do sự thay đổi trong cân bằng hormone, tăng sự sản sinh estrogen và khả năng kháng viêm giảm. Phụ nữ béo phì chưa từng sử dụng liệu pháp thay thế hormone trong thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn 83% so với người có trọng lượng bình thường.
2. Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Vệ sinh vùng kín quá mức có thể làm mất cân bằng môi trường âm đạo, gây viêm nhiễm và tăng nguy cơ ung thư phụ khoa, bao gồm ung thư buồng trứng. Chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng 1 - 2 lần mỗi ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ.
3. Tiền sử gia đình mắc ung thư: Nếu mẹ, chị em gái hoặc con gái đã mắc ung thư buồng trứng, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng tăng lên. Ngoài ra, tiền sử gia đình mắc ung thư vú hoặc ung thư đại trực tràng có thể liên quan đến việc gia tăng nguy cơ ung thư buồng trứng do các đột biến di truyền.
4. Sinh con muộn, dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn: Phụ nữ sinh con lần đầu sau 35 tuổi hoặc chưa từng mang thai có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn. Nguy cơ cũng tăng lên với phụ nữ dậy thì sớm và mãn kinh muộn do tác động lâu dài của hormone estrogen và progesterone.
5. Từng mắc một số bệnh ung thư và rối loạn di truyền: Phụ nữ có tiền sử mắc ung thư vú, ung thư ruột kết, hoặc các rối loạn di truyền như Hội chứng Lynch và Hội chứng Peutz-Jeghers có nguy cơ cao hơn mắc ung thư buồng trứng.
6. Chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn nhiều chất béo, thực phẩm chiên rán, và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Thức khuya, căng thẳng kéo dài, và thường xuyên ăn thực phẩm chứa hormone cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nguy cơ mắc bệnh.
Nhận diện và phòng ngừa sớm ung thư buồng trứng là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp để bảo vệ sức khỏe của mình.
Đục dịch kính (vitreous floaters) là tình trạng phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Theo một khảo sát, có đến 2 trong 3 người từng gặp hiện tượng này, trong đó 1/3 trường hợp ghi nhận ảnh hưởng rõ rệt đến thị lực.
Mỗi ngày đều có người hỏi về thực phẩm chức năng, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu luôn không bình luận. Trong khám bệnh, ông không ghi toa và bản thân cũng không dùng sản phẩm này.
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó.
Gout là một bệnh chuyển hóa, đặc trưng là có những đợt viêm khớp cấp tái phát và lắng đọng natri urat trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu.