Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư

Vấn đề dinh dưỡng kết hợp với các phương pháp điều trị đặc hiệu được xem như một liệu pháp điều trị toàn diện trong quá trình chữa bệnh.

Cần kết hợp giữa điều trị đặc hiệu và nâng cao thể lực, chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau điều trị làm tăng cường thể lực cho người bệnh, để có đủ sức theo được hết các liệu pháp phẫu hóa xạ trị nặng tay. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phải chú ý cả ba giai đoạn: trước, trong và sau điều trị.

Dinh dưỡng tốt giúp điều trị tốt

Dinh dưỡng tốt thì hết sức quan trọng cho người bệnh ung thư. Thay đổi nhiều loại thực phẩm và có bữa ăn cân bằng giúp người bệnh thấy sảng khoái và mạnh khỏe hơn.

Ăn tốt trong lúc trị bệnh giúp giữ cân tốt, tăng thêm sức lực, giảm nguy cơ nhiễm trùng, mau lành vết thương và mau lấy lại sức. Có dinh dưỡng tốt và giữ cơ thể khỏe thì dự hậu tốt hơn. Dinh dưỡng tốt là biết dùng thức ăn và đồ lỏng mà cơ thể cần: các chất đạm (prôtêin), các chất bột (carbua hydrô), chất béo (dầu mỡ), các vitamin, muối khoáng và nước.

Ăn dặm nhiều hơn. Mỗi bữa ăn ít hơn, nhưng nên ăn dặm suốt ngày các thứ mình ưa thích. Ăn cách vài giờ, đừng chờ cơn đói. Cứ ăn nhiều lúc đói bụng. Vận động nhẹ trước bữa ăn để thèm ăn hơn. Uống các chất giàu calôri, giàu prôtêin.

Tránh uống trong bữa ăn, nên uống cách các bữa ăn.

Ăn dặm giữa các bữa chính giúp lên cân. Chú ý dùng phô mai, các loại hột, trái cây (tươi, khô, đóng hộp), các loại rau xanh (luộc, nước ép), bánh ngọt (làm bằng các loại hột trái cây, mạch nha), ngũ cốc, sữa (nguyên hoặc có sôcôla).

Thêm prôtêin. Prôtêin thật cần để tế bào tăng trưởng và sửa chữa, cũng giúp có hệ thống miễn dịch tốt. Người bệnh ung thư cần prôtêin nhiều hơn. Thiếu prôtêin cơ thể lâu lành bệnh và lâu hồi phục trong điều trị. Bổ sung prôtêin bằng cá, thịt gia cầm, thịt nạc, trứng, thức ăn từ sữa, các loại hột, các loại đậu và các thức ăn từ đậu nành.

Thêm calôri. Calôri cần để giữ cân. Nên có bữa ăn giàu năng lượng, nhất là khi đang sụt cân. Năng lượng dôi thêm cần cho hồi phục sau mổ và chống ung thư. Các chất bột và chất béo cung cấp thêm calôri.

Uống đủ nước. Cơ thể cần đủ nước và các chất dịch khác mới khỏe được. Nếu không uống đủ nước và chất lỏng mà lại chịu tác dụng phụ trong lúc điều trị (như là nôn mửa hoặc tiêu chảy) thì dễ bị khô người.

Rượu. Trong thời gian trị bệnh có uống rượu được không? Nên hỏi bác sĩ điều trị hoặc điều dưỡng. Rượu có thể kỵ thuốc (hóa trị) hoặc gây rối thêm sức khỏe. Rượu có thể làm tăng nguy cơ vài loại ung thư. Tuy rượu có thể giúp thèm ăn, nên nhớ rượu ít bổ dưỡng mà nhiều năng lượng, uống vài ly rượu có thể làm đầy bụng, không thèm ăn thứ gì khác.

Không ăn được. Đôi khi người bệnh thấy không ăn được. Có khi thức ăn chẳng hấp dẫn, hoặc thấy quá mệt quá đuối trong người, thật khó ăn uống cho đủ sức. Nếu không ăn được trong đôi ngày thì phải báo cho bác sĩ để được hướng dẫn.

Các vitamin và các vi chất. Cơ thể chúng ta cần các vitamin và các vi chất để hoạt động tốt. Cách hay nhất là dùng các thức ăn lành. Nếu cần, thầy thuốc có thể hướng dẫn dùng thêm các vitamin và muối khoáng mỗi ngày. Tự ý dùng vitamin và muối khoáng bổ sung thì phải chắc là phù hợp và an toàn, nhất là khi được xạ hoặc hóa trị. Có người thích dùng dược thảo hay cây cỏ vì thấy là thuốc thiên nhiên. Nên nhớ "thiên nhiên" không hẳn là an toàn.

Các loại này có thể gây rối các thuốc khác hoặc ảnh hưởng đến việc điều trị. Nên có ý kiến thầy thuốc.

Nuôi ăn bằng ống. Có khi khó ăn vì khó nuốt hoặc đau lở miệng hoặc lở họng. Thầy thuốc hoặc điều dưỡng phải dùng một ống nuôi ăn. Nếu bộ phận tiêu hóa không hoạt động tốt thì phải dùng cách truyền tĩnh mạch các chất lỏng chứa thức dinh dưỡng cần thiết.

Dinh dưỡng trước, trong và sau điều trị

Trước điều trị. Để người bệnh đủ sức tiếp nhận điều trị, bệnh nhân cần bữa ăn có độ đạm cao như: cá, thịt, sữa, chất bột... Bệnh nhân cần nhiều loại trái cây, rau tươi với nhiều màu khác nhau. Tránh xa khói thuốc, không uống rượu, không ăn quá nóng, quá cay, quá mặn.

Trong điều trị. Hóa trị, xạ trị khiến giảm bạch cầu, nóng sốt, ói mửa... Cần phải uống nước nhiều, ăn đồ lỏng, ăn nhiều trái cây, rau luộc. Rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm trùng. Cần chất đạm đầy đủ để có sức chịu đựng bệnh tật và chống lại các loại bệnh nhiễm trùng. Nên ăn cá nhiều hơn thịt, nên ăn thịt nạc. Khoai tây, đậu hấp còn nguyên vỏ tạo thêm chất xơ giúp cho cơ thể loại bỏ chất độc, giảm bệnh tim và đái tháo đường. Việc uống vitamin cũng phải cân nhắc nên hỏi thầy thuốc, vì nhiều hơn liều lượng sẽ có hại, giảm chất điều trị, bổ sung những vitamin từ rau quả xanh, củ là tốt nhất.

Sau khi điều trị. Lúc này bệnh nhân có nhiều chuyển biến tốt cho sức khỏe, thể trạng nhưng vẫn phải chú ý tái khám đều đặn tại bệnh viện, tiếp tục có chế độ ăn hợp lý.

Rau quả tươi, cá vẫn nhiều hơn thịt. Dùng đường, chất béo hợp lý để tránh tăng trọng. Chú ý không nên ngồi ỳ một chỗ. Những động tác thể dục nhẹ nhàng, đi bộ hay tập Yoga sẽ giúp điều hòa cơ thể và nâng cao sức khỏe. Nên dùng bài thuốc quý Ăn lành Ngủ đủ Tập đều Sống vui.

Nhiều tiến bộ vượt bậc trong điều trị ung thư

Nhiều tiến bộ vượt bậc trong điều trị ung thư

Tài liệu Y học  - 
Cứ nghĩ bị ung thư là trời kêu ai nấy dạ, rồi buông xuôi chạy thầy chạy thuốc dân gian đến lúc bệnh hành quá chịu không thấu phải đến bệnh viện thì vất vả lắm. Ung thư biết sớm trị lành mà.
Chẩn đoán bệnh ung thư như thế nào

Chẩn đoán bệnh ung thư như thế nào

Tài liệu Y học  - 
Qua thăm khám sức khỏe định kỳ có thể rà tìm biết sớm các ung thư vú, cổ tử cung, đại - trực tràng, tuyến tiền liệt, miệng, da và tuyến giáp. Phải lưu ý một số triệu chứng báo động khi bệnh mới chớm.

Tin khác

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z) là cuốn sách về kiến thức y học chuyên sâu với các từ tiếng Anh được giải thích bằng tiếng Việt giản dị, dễ hiểu, có hệ thống và bảo đảm độ tin cậy, tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Sách y dược học  - 
Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Cuốn sách nổi tiếng này của tác giả GS.TS.BS Nguyễn Chấn Hùng đã được NXB Tổng hợp TP HCM tái bản nhiều lần.

Sách y dược học  - 
 Sách hay nên đọc: 'Khi hơi thở hóa thinh không' - Bác sĩ Paul Kalanithi

Sách hay nên đọc: "Khi hơi thở hóa thinh không" - Bác sĩ Paul Kalanithi

"Khi hơi thở hóa thinh không" là một cuốn hồi ký đầy xúc động và sâu sắc của Paul Kalanithi, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh trẻ tuổi người Mỹ gốc Ấn. Anh đã viết cuốn sách trong những tháng cuối đời khi anh đối mặt với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.

Sách y dược học  -