Những điều cần biết về ung thư bàng quang: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Ung thư bàng quang chủ yếu là ung thư biểu mô đường niệu xuất phát từ bàng quang, một số ít là ung thư của tổ chức liên kết như sarcoma cơ trơn, mạch máu.
Theo GLOBOCAN 2018, ở Việt Nam ung thư bàng quang gặp 1.502 ca mới mỗi năm, đứng thứ 20 trong các loại ung thư. Nguyên nhân gây bệnh chưa xác định. Bệnh hay tái phát, điều trị gồm các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
Chẩn đoán bệnh ung thư bàng quang
Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng:
+Đái máu, đái nhiều lần, đái khó.
+Đái buốt, có dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu.
+Giai đoạn muộn khi đã có di căn, trên lâm sàng có các triệu chứng của di căn tùy theo vị trí, giai đoạn bệnh.
+Biểu hiện toàn thân: sốt, sút cân, thiếu máu…
- Cận lâm sàng:
+Nội soi bàng quang: cho hình ảnh trực tiếp khối u sùi loét chảy máu... Nội soi giúp sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học.
+Các xét nghiệm huyết học, sinh hóa, Xquang... giúp đánh giá chung.
+Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u (tumor marker): CEA, CA 19-9, BTA (bladder tumor antigen); NMP 22 (nuclear matrix protein 22), TPA (tissue polypeptide antigen), Cyfra 21-1 tăng cao trong một số trường hợp. Có giá trị theo dõi đáp ứng điều trị, phát hiện bệnh tái phát, di căn xa.
+Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, CT, MRI giúp xác định khối u, vị trí, kích thước, đánh giá tình trạng tổ chức u thâm nhiễm xung quang, hạch, di căn tiểu khung ổ bụng.
+Chụp thận tiết niệu có cản quang tĩnh mạch UIV đánh giá hình thể và chức năng thận, niệu quản.
+Xạ hình xương bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-MDP để đánh giá tổn thương di căn xương, chẩn đoán giai đoạn bệnh trước điều trị, theo dõi đáp ứng điều trị, đánh giá tái phát và di căn.
+Xạ hình thận chức năng bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-DTPA để đánh giá chức năng thận trước điều trị và sau điều trị.
+Chụp UIV: đánh giá tổn thương tại bàng quang và hệ tiết niệu.
+Nội soi bàng quang: đánh giá tổn thương và sinh thiết u làm chẩn đoán xác định.
+Chụp PET/CT với 18F-FDG trước điều trị để chẩn đoán u nguyên phát, chẩn đoán giai đoạn bệnh; chụp sau điều trị để theo dõi đáp ứng điều trị, đánh giá tái phát và di căn; mô phỏng lập kế hoạch xạ trị.
+Xét nghiệm nước tiểu: tìm hồng cầu (đái máu vi thể), tìm tế bào ung thư.
+Sinh thiết u xét nghiệm mô bệnh học là tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định. Đa số là ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp đường niệu.
+Xét nghiệm sinh học phân tử: giải trình tự nhiều gen.
Chẩn đoán TNM và giai đoạn
Chẩn đoán TNM
- T (u nguyên phát)
Tx: Không xác định được u nguyên phát
T0: Không có dấu hiệu u nguyên phát
Ta: Ung thư biểu mô nhú không xâm lấn
Tis: Ung thư tại chỗ
T1: U xâm lấn lớp dưới niêm mạc
T2: U xâm lấn cơ
T2a: U xâm lấn 1/2 trong lớp cơ
T2b: U xâm lấn ra 1/2 ngoài lớp cơ
T3: U xâm lấn lớp mỡ quanh bàng quang
T3a: U xâm lấn lớp mỡ quanh bàng quang (vi thể)
T3b: U xâm lấn lớp mỡ quanh bàng quang (đại thể)
T4 U: xâm lấn tuyến tiền liệt, tử cung, âm đạo, thành chậu hông hoặc thành bụng
T4a: U xâm lấn tuyến tiền liệt, tử cung, âm đạo
T4b: U xâm lấn thành chậu hông hoặc thành bụng.
- N (hạch vùng):
Nx Không xác định được hạch vùng
N0 Không có di căn hạch vùng
N1 Di căn 1 hạch vùng đơn độc trong khung chậu (hạch hạ vị, hạch chậu trong, hạch chậu ngoài, hạch hố bịt.
N2 Di căn nhiều hạch vùng khung chậu (hạch hạ vị, hạch chậu trong, hạch hố bịt).
N3 Di căn hạch chậu chung
M (di căn xa):
Mx: Không xác định được di căn xa
M0: Không có di căn xa
M1: Có di căn xa.
Chẩn đoán giai đoạn
Chẩn đoán phân biệt
- Viêm bàng quang
- U nhú bàng quang
- U cơ bàng quang
- Lao bàng quang.
> Ung thư tuỵ: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Cách điều trị bệnh ung thư bàng quang
Nguyên tắc chung
Điều trị theo giai đoạn bệnh và phối hợp đa mô thức.
Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật
Cắt u (qua nội soi, hoặc mổ mở), cắt bàng quang triệt để vét hạch, cắt toàn bộ bàng quang, phẫu thuật tạo hình bàng quang. Giai đoạn muộn phẫu thuật mở thông bàng quang, dẫn lưu niệu quản.
Hóa trị
Hóa chất nội bàng quang hoặc toàn thân nhằm điều trị bổ trợ hoặc điều trị triệu chứng.
Hóa chất nội bàng quang nên tiến hành sớm trong vòng 24 giờ, tốt nhất 2 giờ sau phẫu thuật. Các thuốc thường được sử dụng bao gồm BCG, mytomycin C, doxorubicin, epirubicin, cisplatin, gemcitabine...
Xạ trị
a. Xạ trị chiếu ngoài
* Chỉ định và liều lượng:
- Xạ trị tiền phẫu: cho các trường hợp khối u xâm lấn lan rộng ra các tạng xung quanh, liều 45Gy, phân liều 1,8-2Gy/ngày.
- Xạ trị hậu phẫu: 50-64Gy phân liều 1,8-2Gy/ngày, tùy tổn thương có còn lại sau phẫu thuật không.
- Xạ trị triệu chứng: giúp cầm máu, giảm đau 30Gy chia 3Gy x 10 buổi hoặc 40Gy chia 20Gy/ngày x 20 buổi.
* Mô phỏng:
Chụp mô phỏng bằng CT scan, MRI hoặc tốt nhất bằng PET/CT, PET/MRI.
* Kỹ thuật:
Có thể dùng các kỹ thuật thường quy 3D, hoặc các kỹ thuật xạ trị tiên tiến giúp tăng hiệu quả, độ chính xác và giảm thiểu tác dụng phụ như xạ trị điều biến liều (Intensity Modulated Radiation Therapy: IMRT), xạ trị điều biến thể tích (Volumetric Modulated Arc Therapy: VMAT), xạ trị hạt nặng (Proton therapy, heavy ion).
b. Xạ phẫu
Xạ phẫu có thể bằng dao gamma cổ điển, dao gamma quay (Rotating Gamma Knife), CyberKnife...
- Nguyên lý: liều bức xạ hội tụ tại tiêu điểm khối u với liều rất cao gây hoại tử hoặc bất hoạt tế bào u, đồng thời liều xạ tại các mô lành ở mức tối thiểu, rất ít gây tác dụng phụ cho cơ quan lành xung quanh.
- Xạ phẫu được chỉ định cho các trường hợp di căn một vài ổ (Oligometastasis) đặc biệt các trường hợp di căn não. Nhìn chung, ung thư bàng quang rất ít khi di căn não.
Một số phác đồ hóa chất
- Hóa chất nội bàng quang: hóa chất nội bàng quang nên tiến hành sớm sau phẫu thuật trong vòng 24 giờ.
+Mitomycin C: liều 30-40mg hoặc doxorubicin hoặc epirubicin 50mg, pha trong 50ml dung dịch natriclorua 0,9% trong trường hợp nguy cơ thấp và trung bình. Bơm vào bàng quang, 1 lần/tuần trong 4-8 tuần liên tiếp.
+Cisplatin cũng có thể sử dụng trong trường hợp không có thuốc mitomycin C và không có chống chỉ định.
+Gemcitabine liều 2.000mg pha vào 50ml dung dịch natriclorua 0,9% trong trường hợp nguy cơ trung bình.
+BCG liều 80-120mg pha vào 50ml dung dịch natriclorua 0,9% bơm vào bàng quang, 1 lần/ tuần trong 6 tuần liên tiếp.
- Hóa chất toàn thân 344
Phác đồ CMV
Cisplatin 100mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 2 (sau MTX 12 giờ). Methotrexate (MTX) 30mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1, 8. Vinblastine 4mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1, 8.Chu kỳ 21 ngày.
Phác đồ MVAC
Methotrexate (MTX) 30mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1, 15, 22. Vinblastine 3mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 2, 15, 22. Doxorubicin 30mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 2.Cisplatin 70mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 2.
Chu kỳ 28 ngày.
Phác đồ GC
Gemcitabine 1.000mg/m2, truyền tĩnh mạch trong 3 giờ, ngày 1, 8, 15. Cisplatin 70mg/m2, truyền tĩnh mạch trong 30 phút, ngày 2.Chu kỳ 28 ngày.
Phác đồ DC
Docetaxel 75mg/m2, truyền tĩnh mạch trong 1 giờ, ngày 1. Cisplatin 75mg/m2, truyền tĩnh mạch trong 1 giờ, ngày 1. Chu kỳ 21 ngày.
Phác đồ PC
Paclitaxel 200mg/m2, truyền tĩnh mạch trong 3 giờ, ngày 1. Carboplatin AUC 5, truyền tĩnh mạch trong 30 phút, ngày 1. Chu kỳ 21 ngày.
Phác đồ gemcitabine
Gemcitabine 1.200mg/m2, truyền tĩnh mạch trong 3 giờ, ngày 1, 8, 15.
Phác đồ gemcitabine + carboplatin
Gemcitabine 1.200mg/m2, truyền tĩnh mạch trong 3 giờ, ngày 1, 8, 15. Carboplatin 5 AUC, truyền tĩnh mạch ngày 1.Chu kỳ 28 ngày.
Phác đồ gemcitabine+ paclitaxel
Gemcitabine 1.200mg/m2, truyền tĩnh mạch trong 3 giờ, ngày 1, 8. Paclitaxel 175mg/m2, truyền tĩnh mạch, ngày 1 chu kỳ 21 ngày.
345
Phác đồ Paclitaxel
Paclitaxel 250mg/m2, truyền tĩnh mạch trong 24 giờ, ngày 1; chu kỳ 21 ngày.
Phác đồ docetaxel
Docetaxel 100mg/m2, truyền tĩnh mạch trong 1 giờ, ngày 1; chu kỳ 21 ngày. - Các phác đồ bước 2.
Các thuốc theo cơ chế miễn dịch tác động PD-1, PD-L1, cho thấy kết quả khả quan hơn hóa chất cho ung thư bàng quang giai đoạn tái phát di căn như: atezolizumab, ...٭avelumab ,٭pembrolizumab, durvalumab ,٭erdafitinib ,٭nivolumab
Cách phòng bệnh ung thư bàng quang
Tránh tiếp xúc các tác nhân gây ung thư, sinh hoạt điều độ, không hút thuốc ...
Tiên lượng
Bệnh hay tái phát. Tiên lượng bệnh tốt nếu được phát hiện sớm.
Theo dõi sau điều trị
Sau điều trị triệt căn:
- Khám định kỳ 3 tháng 1 lần trong 5 năm đầu. Sau đó 1 năm 1 lần trong các năm tiếp theo.
- Khám: Lâm sàng, cận lâm sàng, phát hiện các tái phát, di căn và biến chứng muộn nếu có.
(Nguồn tài liệu: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung bướu - Ban hành kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-BYT ngày 1 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Chủ biên: PGS.TS. Lương Ngọc Khuê - GS.TS. Mai Trọng Khoa.
Thành viên biên soạn và góp ý: GS.TS. Mai Trọng Khoa; PGS.TS. Lương Ngọc Khuê; TS. Phạm Xuân Dũng; PGS.TS. Trần Đình Hà; PGS.TS. Phạm Cẩm Phương; TS. Phạm Văn Thái; TS. Nguyễn Quang Hùng; TS. Nguyễn Thị Thái Hòa; PGS.TS. Vũ Hồng Thăng; TS. Đỗ Anh Tú; TS. Trần Văn Công; BSCKII. Hoàng Thị Mai Hiền; TS. Lê Tuấn Anh; TS. Trần Hải Bình; TS. Vũ Hữu Khiêm; ThS. Vương Ngọc Dương; ThS. Trần Ngọc Hải; ThS. Nguyễn Thanh Hùng; TS. Vương Ánh Dương; ThS. Trương Lê Vân Ngọc.)
Tin khác
Cẩm nang chăm sóc bé: Dùng thuốc ở trẻ con
Người ta thường nghĩ rằng trị bệnh là phải dùng thuốc. Nhưng thuốc không phải là yếu tố quyết định số một trong việc chăm lo sức khoẻ cho trẻ con, mà còn có những nguyên tắc và yếu tố khác, nhiều khi quan trọng hơn.
Cẩm nang chăm sóc bé: Cách con ăn dặm
Ăn dặm không có nghĩa là dứt hẳn ngay sữa mẹ, mà vẫn cứ tiếp tục cho bú, làm sao cho khi thôi nôi mà mỗi ngày còn “bú tí mẹ” được khoảng nửa lít thì tốt, kể như cũng được hưởng khoảng 350 Calo trên tổng số 1.100 Calo nhu cầu năng lượng lúc 1 tuổi.
Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ vô cùng cần thiết cho đứa con của bạn. Loài người cũng như các loài động vật có vú đều nuôi con từ trong bụng mẹ (máu huyết đưa thức ăn và dưỡng khí thông qua cuống nhau nuôi bào thai từng giây từng phút không lúc nào ngơi nghỉ) và sau khi sanh, liền cho bú ngay bằng sữa mẹ...Nhờ đó mà muôn loài đã sinh sôi phát triển và tổn tại hàng triệu năm qua.
Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?
Tại Việt Nam, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện đã giảm xuống dưới 5%. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm, cần thực hiện một quá trình điều trị toàn diện, bắt đầu từ trước khi mang thai cho đến sau khi sinh. Vậy cần bao lâu để xác định chắc chắn rằng em bé không bị nhiễm HIV?
Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.