Nguyễn Lân Đính
Liên hệChức danh:
Tiến sĩ, Bác sĩ
Chuyên khoa:
Chuyên khoa dinh dưỡng
Chức danh:
Tiến sĩ, Bác sĩ
Chuyên khoa:
Chuyên khoa dinh dưỡng
Bác sĩ Nguyễn Lân Đính sinh ngày 21 tháng 2 năm 1931, tại Nam Định. Đã tốt nghiệp bằng tú tài Pháp và có nhiều công trình nghiên cứu dinh dưỡng cho trẻ em đạt giải thưởng danh giá.
Năm 1945, chứng kiến cảnh người dân gặp nạn đói, đâu đâu cũng bệnh tật, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính đã nung nấu ý nghĩ phải làm gì đó liên quan đến sức khỏe cho người dân.
Năm 1951, khi kết thúc cấp học phổ thông thời bấy giờ, chàng trai Nguyễn Lân Đính mới có điều kiện thực hiện ước mơ khi sang Pháp học ngành DD tại Trường ĐH Y khoa Paris.
"Những kiến thức quý báu trong 9 năm theo học ở đây đã tạo nền móng vững chắc và giúp ích tôi rất nhiều khi về nước" - Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Lân Đính từng chia sẻ. Về nước, chọn điểm dừng chân là Sài Gòn, ông và các đồng nghiệp trong nước cùng nhóm bác sĩ DD Pháp bắt tay vào nghiên cứu và khảo sát tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. "Chúng tôi dành 9 tháng tại huyện Long Thành (Đồng Nai) và chứng kiến người dân nơi đây thậm chí không có cơm ăn chứ đừng nói lấy đâu chất DD. Tỷ lệ suy DD chiếm phần lớn và chúng tôi đã cố gắng xây dựng chế độ DD cơ bản trong bữa ăn hằng ngày, vận động người dân tăng gia sản xuất nhằm ổn định cuộc sống… Làm theo điều này, chỉ một năm, tỷ lệ suy DD ở đây đã giảm đến 20%" - TS-BS Nguyễn Lân Đính chia sẻ.
Sự thành công trên là động lực để đầu những năm 1970, ông cùng cộng sự tiếp tục ròng rã hàng tháng trời, đến những vùng sâu, vùng xa khu vực Nam bộ để nghiên cứu về DD. Khi đất nước hoàn toàn thống nhất cho đến nghỉ hưu (năm 1994), ông không nhớ rõ mình đã đi đến bao nhiêu vùng miền của đất nước. Cũng từ kinh nghiệm thực tiễn sau những chuyến đi như vậy, năm 1979 ông tham gia nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị như điều tra DD ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các vùng đô thị; xây dựng khẩu phần ăn cho Khoa phục hồi DD thuộc Trung tâm Nhi khoa (năm 1980); nghiên cứu về giá trị DD của hạt đậu rồng và việc sử dụng hạt này trong thời kỳ ăn dặm ở trẻ em Việt Nam - công trình được giải thưởng và học bổng Nathalie Masse năm 1983 của Trung tâm Nhi đồng quốc tế - Paris (Pháp)…
Vậy nhưng ông bảo, công trình nghiên cứu tâm đắc nhất của ông chính là phần mềm về cân đối chế độ ăn cho trẻ em, trong đó ông đưa ra các con số tính toán rất khoa học về độ tuổi, chế độ ăn, thành phần dinh dưỡng, phương pháp điều trị… Phần mềm này ra đời năm 2000 nhưng đến nay, các bệnh viện và nhà trẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vẫn đang ứng dụng vào việc cân đối chế độ ăn cho trẻ em với những kết quả hết sức chính xác. Ông còn là tác giả và dịch giả hàng loạt cuốn sách về dinh dưỡng trẻ em được các bà mẹ "gối đầu giường" như: Chăm sóc sức khỏe thai phụ; Cho sự phát triển hoàn thiện của bé; Chăm sóc con từ 1 đến 2 tuổi; Nuôi một người tiểu đường; Cẩm nang mang thai và sinh con; Cẩm nang chăm sóc bà mẹ và em bé…
Trước công sức "mở đường" cho ngành DD ở các tỉnh phía Nam, năm 2012, Hội Dinh dưỡng Việt Nam (VINUTAS) và FrieslandCampina đã cùng trao giải thưởng Dinh dưỡng VINUTAS - DUTCH LADY năm 2012 cho BS Nguyễn Lân Đính nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc của ông cho cộng đồng trong lĩnh vực DD.
Trong gần 30 năm gắn bó với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe con người với bao khó khăn, thách thức phải vượt qua, PGS.TS Nguyễn Tuyết Xương luôn thể hiện là một người Thầy thuộc tận tâm với người bệnh, giàu tình thương người, say mê học tập, nghiên cứu chuyên môn, luôn cầu thị và trách nhiệm cao trong công việc. Ông luôn quan tâm tham gia các hoạt động từ thiện xã hội góp phần giúp đỡ những người có hoàn cảnh thực sự khó khăn…
Bác sĩ Bùi Thị Hằng là một trong những bác sĩ Chuyên khoa Y học tái tạo với gần 15 năm tuổi nghề, có xuất phát từ chuyên ngành Nhi nhưng hiện tại đang công tác tại Trung tâm Y học tái tạo và trị liệu tế bào, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
BS.CKI Mai Văn Lạc đã có gần 40 năm kinh nghiệm và là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y học hạt nhân và ung bướu. Bác sĩ đã có nhiều đề tài ứng dụng Y học hạt nhân trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư tuyến giáp, cường giáp điều trị bằng I-131, bệnh điều trị giảm đau trong ung thư di căn xương, điều trị bệnh đa hồng cầu bằng P32 trong điều trị ung thư gan bằng vi cầu phóng xạ.
Không chỉ tận tâm với chuyên môn, bác sĩ Thạch Thị Hoàng Dung còn là người đồng hành đáng tin cậy. Với khả năng giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ, giao tiếp được bằng tiếng Campuchia, bác sĩ đã giúp nhiều bệnh nhân Campuchia hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh và yên tâm hợp tác trong quá trình điều trị tại Việt Nam. Bác sĩ Dung đã trở thành một cầu nối vững vàng, giúp người bệnh tiếp cận các dịch vụ y tế chuyên sâu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.