Nguồn: Sở Y tế Nam Định | 03/07/2024

Trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì?

Trong tự nhiên, có nhiều loại lá cây có thể sử dùng để làm nước tắm chữa viêm da cơ địa hiệu quả mà bạn có thể xem và áp dụng ngay tại nhà để kiểm soát triệu chứng, đẩy lùi bệnh tật.

Trong tự nhiên, có nhiều loại lá cây có thể sử dùng để làm nước tắm chữa viêm da cơ địa hiệu quả mà bạn có thể xem và áp dụng ngay tại nhà để kiểm soát triệu chứng, đẩy lùi bệnh tật. Dưới đây là một số loại lá tắm chữa viêm da cơ địa hay bạn nên tham khảo và áp dụng:

Lá kinh giới

Lá kinh giới có mùi thơm, tính ấm, công dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu nhanh cơn ngứa và giảm mẩn đỏ trên da.

Cách nấu nước lá kinh giới tắm chữa bệnh viêm da cơ địa như sau:

- Chuẩn bị 1 lượng lá kinh giới đủ dùng rồi cho vào nồi nấu cùng 1,5 lít nước sạch trong 15 phút.

- Cho nước lá ra thau, sau đó thêm vào ít nước mát đảm bảo nhiệt độ nước ấm. Dùng nước này để tắm và vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ. Phần bã lá kinh giới dùng để chà nhẹ nhàng giúp nâng cao tác dụng chữa trị.

- Mỗi ngày, nấu nước lá tắm một lần. Kiên trì thực hiện một vài tuần bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Lá tía tô

Trong lá tía tô chứa nhiều tinh dầu giúp kháng khuẩn, kháng viêm cùng các loại vitamin A và C hỗ trợ quá trình hồi phục các tổn thương nhanh chóng.

Các bước tiến hành nấu nước lá tía tô tắm như sau:

- Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi, làm sạch kỹ rồi cho vào nồi để nấu cùng 2 lít nước.

- Đun sôi trong vòng 10 phút để các tinh chất được tiết ra hết rồi tắt bếp.

- Cho nước lá ra thau, sau đó hòa thêm ít nước mát dùng để tắm sạch. Phần bã có thể dùng để chà xát nhẹ lên vùng da bị bệnh để nâng cao hiệu quả điều trị.

- Mỗi ngày dùng lá tắm này một lần, sau 1 tuần bệnh sẽ đỡ hơn.

Lá trà xanh

Trà xanh là một loại lá tắm chữa viêm da cơ địa quen thuộc mà dân gian từ lâu đã biết và dùng triệt để.

Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chứng minh công hiệu của loại dược liệu này trong việc điều trị bệnh, cải thiện cơn ngứa do viêm da cơ địa gây ra. Không chỉ vậy, bên trong lá trà xanh còn có chứa chất chống oxy hóa giúp dưỡng ẩm, hồi phục tổn thương và hạn chế nguy cơ hình thành sẹo thâm.

Cách nấu nước lá trà xanh tắm như sau:

- Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh vừa đủ, làm sạch sẽ sau đó rửa và ngâm nước muối pha loãng trong 15 phút.

- Vò nát lá trà rồi cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước, đợi sôi thì cho thêm ít muối tiếp tục đun trong 5 phút sau đó tắt bếp.

- Pha thêm nước mát vào nước lá rồi dùng để tắm.

- Tắm tuần 3 đến 4 lần triệu chứng sẽ khỏi hoàn toàn.

Lá trầu không

Vị thuốc nam này có rất nhiều dược tính giá trị có thể kể đến như kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm.

Trên phương diện y học hiện đại, trầu không có chứa nhiều loại tinh dầu tốt cho việc cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và kháng khuẩn trên da như chavicol, tanin,… Chính vì vậy bạn có thể sử dụng loại thảo dược thiên nhiên này để nấu nước tắm chữa bệnh tại nhà như sau:

- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, làm sạch, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo.

- Cho lá trầu không vào nồi, đổ nước xâm xấp và nấu trong 10 phút để các tinh chất bên trong được tiết ra hết.

- Pha thêm nước mát đảm bảo nhiệt độ nước ấm, rồi dùng để tắm và làm sạch cơ thể. Phần bã có thể dùng để mát xa nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm nhằm nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

- Mỗi ngày tắm 1 lần, sau 3 tuần, kết quả điều trị sẽ khả quan hơn.

Lá khế ngọt

Trong lá của cây khế ngọt có chứa hàm lượng lớn chất kháng khuẩn, chống viêm giúp làm sạch da, phòng ngừa viêm nhiễm rất tốt.

Bạn có thể nấu lá khế để chữa viêm da cơ địa tại nhà theo cách sau đây:

- Chuẩn bị 1 nắm lá khế ngọt tươi, làm sạch bụi bẩn sau đó phơi dưới ánh nắng để héo bớt.

- Cho lá khế đã phơi vào nồi và nấu cùng 5 lít nước sạch, đợi sôi 5 phút sau đó tắt bếp.

- Cho nước lá đã nấu ra thau, pha thêm nước ấm dùng để tắm.

- Tắm mỗi ngày 1 lần bệnh sẽ khỏi.

Sử dụng lá ổi nấu nước

Trong lá ổi có chứa một lượng lớn chất tanin pyrogalic với tác dụng chống viêm, sát khuẩn cực tốt.

Cách nấu nước lá ổi đơn giản:

- Chuẩn bị 1 nắm lá ổi bánh tẻ vừa đủ dùng, làm sạch rồi ngâm nước muối loãng để sát khuẩn.

- Cho lá ổi vào nồi nấu cùng 2 lít nước sạch, đun trong thời gian 10 phút để tinh chất trong lá tiết ra hết thì tắt bếp.

- Cho nước lá ổi ra thau sau đó pha thêm nước mát đủ ấm rồi dùng để tắm.

- Thực hiện kiên trì mỗi ngày một lần bệnh sẽ giảm nhanh chóng.

Lá cây sài đất

Lá của cây sài đất có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm triệu chứng mẩn đỏ và cơn ngứa ngoài da.

Các bước nấu lá cây sài đất tại nhà đơn giản như sau:

- Một nắm lá cây sài đất đã chuẩn bị hãy làm sạch lá vàng úa, rửa nước nhiều lần để trôi hết đất, nhớ giữ lại cả rễ cây để nấu.

- Cắt nhỏ thảo dược thành từng khúc rồi cho vào nồi nấu sôi cùng 2 lít nước trong thời gian 15 phút.

- Pha thêm nước để nguội bớt rồi dùng để tắm.

- Kiên trì mỗi ngày 1 lần, sau 3 tuần triệu chứng được cải thiện, bệnh sẽ khỏi.

Lưu ý khi tắm lá chữa viêm da cơ địa

Những bài thuốc lá tắm chữa viêm da cơ địa trên có công hiệu rất tốt để bạn áp dụng thường xuyên nhằm cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, để có hiệu quả chữa trị nhanh chóng và tốt nhất người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề như sau:

- Bệnh nhân cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng mẹo dùng lá tắm tại nhà, tránh trường hợp dị ứng với thảo dược.

- Khi nấu nước lá để tắm cần chọn loại lá tươi, không bị sâu bệnh, không phun hóa chất để đảm bảo độ an toàn với sức khỏe, lành tính với làn da.

- Bài thuốc lá tắm này không thể thay thế thuốc điều trị của bác sĩ kê đơn vì vậy người bệnh chỉ nên dùng kết hợp.

- Mẹo chữa dân gian nấu nước lá tắm chữa bệnh chỉ có tác dụng trong các trường hợp bệnh nhẹ, nếu người bệnh có vết thương nghiêm trọng không nên áp dụng.

- Người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý để quá trình điều trị nhanh chóng đạt kết quả.

(Bài viết được tham khảo, tổng hợp thông tin và biên soạn lại từ Một số loại lá tắm chữa viêm da cơ địa hiệu quả của Sở Y tế Nam Định; bạn có thể xem báo cáo tại soyte.namdinh.gov.vn).

Tin khác

Những điều cần biết về tật nứt đốt sống ở thai nhi

Những điều cần biết về tật nứt đốt sống ở thai nhi

Nứt đốt sống là tình trạng cột sống không khép lại được trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong hầu hết các trường hợp nứt đốt sống thể hở, có một túi chứa dịch lồi ra ngoài vị trí tổn thương - Túi này được gọi là túi thoát vị tủy, nó chứa các dây thần kinh bị biến dạng và màng bao xung quanh chúng được gọi là màng tủy. Ít gặp hơn là tình huống cột sống nứt ra phía sau và không được bao phủ bởi màng tủy - được gọi là thoát vị tủy.

Tài liệu Y học  - 
Kiến thức cần biết về bệnh phong: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng bệnh

Kiến thức cần biết về bệnh phong: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng bệnh

Bệnh phong không còn xa lạ với chúng ta nhưng có lẽ nhiều người còn chưa biết rõ về căn bệnh này. Do đó, hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh phong sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả và tránh những biến chứng không mong muốn.

Tài liệu Y học  - 
Bệnh lao da: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh lao da: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Lao da là bệnh nhiễm khuẩn da mạn tính, do trực khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh thường gặp ở những nước kém phát triển đặc biệt là ở những người suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch.

Tài liệu Y học  - 
Tổng quan về bệnh trứng cá: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Tổng quan về bệnh trứng cá: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Trứng cá (acne) là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã.

Tài liệu Y học  - 
Bệnh viêm nang lông: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng chống

Bệnh viêm nang lông: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng chống

Viêm nang lông (folliculitis) là tình trạng viêm nông một hoặc nhiều nang lông. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ.

Tài liệu Y học  - 
Thông tin về nhọt: Nguyên nhân, điều trị, cách phòng nhọt bạn nên biết

Thông tin về nhọt: Nguyên nhân, điều trị, cách phòng nhọt bạn nên biết

Nhọt (tên tiếng Anh là Furuncle) để chỉ tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh; thông tin khoa học đầy đủ về nhọt bạn nên biết.

Tài liệu Y học  -