Triệu chứng của bệnh ghẻ và cách nhận biết sớm
Bệnh ghẻ (scabies, gale) là một loại bệnh ngoài da phổ biến do kí sinh trùng Sarcoptes scabiei Hominis gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân và hè.
Bệnh ghẻ là gì?
> Thông tin chi tiết, chính xác về bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ là một bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra trên da. Đây là một trong những bệnh da liễu phổ biến đã được biết đến từ lâu, có khả năng lây truyền qua tiếp xúc da từ người này sang người khác. Tổn thương da thường xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay, chân và các vùng cơ quan sinh dục.
Bệnh ghẻ đã tồn tại hơn 2500 năm và được ghi nhận từ thời La Mã cổ đại. Hiện nay, ước tính có khoảng 300 triệu trường hợp ghẻ xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm. Bệnh thường phát sinh ở các khu vực có dân số đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu nước sinh hoạt và các nước kém phát triển, nơi có điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kém.
Mặc dù ghẻ không gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và những người xung quanh. Các biến chứng của ghẻ có thể bao gồm nhiễm trùng, chàm hóa da và viêm cầu thận cấp.
Các triệu chứng của bệnh ghẻ
Dấu hiệu bệnh ghẻ ở người thường thấy nhất là cảm giác ngứa, đặc biệt là vào ban đêm khi cái ghẻ di chuyển trên da, kích thích các dây thần kinh cảm giác. Đây là do ký sinh trùng ghẻ tiết ra độc tố khi đào hang, gây kích thích mạnh mẽ ở vùng da bị nhiễm. Các triệu chứng thường bao gồm ngứa gãi, có nguy cơ nhiễm khuẩn và đôi khi có thể gây sốt.
Người tiếp xúc lần đầu với ký sinh trùng ghẻ thường không có biểu hiện ngứa trong vòng 2 tuần đầu, có thể do ký sinh trùng vẫn đang xâm nhập và chưa kích thích đủ để gây ra cảm giác ngứa. Điều này giải thích tại sao một số người bị tổn thương do ghẻ mà không cảm thấy ngứa. Những người tái nhiễm ghẻ thường sẽ cảm thấy ngứa dữ dội ngay từ khi ký sinh trùng ghẻ xâm nhập vào da lần thứ hai.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh ghẻ:
- Thời gian ủ bệnh thường 4-6 tuần
- Luống ghẻ là do cái ghẻ đào ở lớp sừng gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám ở đầu luống ghẻ có mụn nước, mụn nước sắp xếp rải rác, riêng rẽ. Vị trí: lòng bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay, cổ tay, nách, bụng và sinh dục. Ở trẻ em còn gặp ở đầu và mặt.
- Sẩn cục ghẻ có màu nâu, tập trung chủ yếu ở vùng sinh dục trẻ nam, có thể gặp ở nách, mông. Một số sẩn cục tồn tại dai dẳng dù ghẻ đã hết.
- Tổn thương khác thường do ngứa gãi gây nên: vết xước, sẩn, trợt, vảy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc hóa, sẹo thâm màu, bạc màu. Thương tổn dai dẳng gây biến chứng nhiễm khuẩn, chàm hóa.
- Ngứa gặp ở hầu hết các bệnh nhân, ngứa nhiều nhất về đêm, lúc đi ngủ, ngứa vùng da non nhiều như vùng cạp quần, bẹn, mặt trong đùi. Ở trẻ em ngứa nhiều gây khó ngủ, quấy đêm.
- Dịch tễ: gia đình, tập thể nhiều người mắc bệnh tương tự và có tính chất lây lan.
> Phương pháp điều trị bệnh ghẻ hiệu quả bạn cần biết
Đường lây truyền của bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ ở người là một bệnh lây truyền dễ xảy ra trong gia đình, vì nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh, khả năng các thành viên khác cũng bị lây nhiễm là rất cao. Ghẻ lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp giữa da người nhiễm và da người khác. Điều này có thể xảy ra khi sử dụng chung quần áo, khăn tắm, hoặc bộ giường cùng với người bị bệnh ghẻ.
Tài liệu tham khảo:
1. Bài "Bệnh ghẻ", kinh gốc: https://benhviennhitrunguong.gov.vn/benh-ghe.html
2. https://dantri.com.vn/tra-cuu-suc-khoe/da-lieu/ghe.htm
Tin khác
Phẫu thuật điều trị áp xe phổi: Giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân
Áp xe phổi là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, trong đó nhu mô phổi bị hoại tử và tạo thành các ổ mủ sau giai đoạn viêm cấp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người trung niên và những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm.
Phương pháp điều trị áp xe vú
Áp xe vú là tình trạng hình thành ổ mủ bên trong bầu vú, xung quanh được bao bọc bởi mô viêm, và thường phát triển từ các ổ viêm tại vùng vú. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú, trong khi đối với những phụ nữ khác thì khá hiếm gặp.
Bệnh áp xe vú nguy hiểm như thế nào?
Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng ở mô vú, do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ sau sinh và trong giai đoạn cho con bú.
Kiến thức về áp xe vú: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị
Khoảng 10% – 33% các bà mẹ cho con bú gặp phải tình trạng nhiễm trùng vú, có thể dẫn đến áp xe vú. Vậy áp xe vú là tình trạng như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh do đâu và các triệu chứng nhận biết ra sao? Bác sĩ sẽ chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị nào để khắc phục?
Phương pháp điều trị viêm cơ tim hiệu quả và hướng dẫn chăm sóc phục hồi
Dựa vào tình trạng và mức độ bệnh lý của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm cơ tim phù hợp nhất. Việc nắm rõ các phương pháp điều trị và cách chăm sóc bệnh nhân viêm cơ tim là yếu tố quan trọng giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Bệnh viêm cơ tim nguy hiểm như thế nào?
Tỷ lệ tử vong do viêm cơ tim cấp rất cao nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt, viêm cơ tim thường xảy ra ở người trẻ tuổi, do đó, cần chú ý khi xuất hiện triệu chứng đau ngực và khó thở, nhất là trong giai đoạn nhiễm virus cấp tính.