Thông tin Y khoa: Tập nhịp điệu (Tên Tiếng Anh: Aerobics)

Một phương pháp luyện tập cho phép các cơ làm việc với nhịp độ đều đặn với sư cung cấp liên tục mau mang oxy. Oxy cần thiết để giải phóng năng lượng từ dự trữ chất béo, glycogen và đường của cơ thể.

Trong khi tập luyện như bơi, chạy, và đi xe đạp, nhu cầu oxy của cơ tăng liên tục, được thỏa mãn; tốc độ oxy tới cơ, cũng ăn nhịp với tốc độ được sử dụng. Vì sự cung cấp liên tục này, hoạt động có thể được duy trì trong một thời gian dài.

Để cung cấp nhiên liệu cho luyện tập các cơ sử dụng các acid béo mà không sử dụng glucose, chuyển hóa chúng thành năng lượng, carbon dioxid và nước. Ngược lại, luyện tập kị khí dựa trên một loạt các phản ứng hóa sinh để có được năng lượng từ dự trữ chất béo và đường ở cơ. Chất thải của luyện tập kị khí là các sản phẩm có chứa acid và sự tích lũy acid trong cơ gây mỏi cơ. Luyện tập với cường độ cao là luyện tập kị khí và chí có thể tiến hành trong khoảng thời gian tương đối ngắn.

Lợi ích của luyện tập nhịp điệu

Để có lợi cho sức khỏe, tập nhịp điệu phải liên quan đến các cơ lớn ở các chi và thân người. Thêm nữa, phải luyện tập liên tục trong vòng 20 phút và ít nhất là 3 lần một tuần.

Nếu tiến hành một cách đều đặn, tập nhịp điệu làm tăng thể lực và khả năng chịu đựng. Kích thích sự phát triển các mao mạch vì vậy tăng khả năng máu được cung cấp cho các tế bào. Tập nhịp điệu cũng làm tăng kích thước và số lượng ti thể (phần sản sinh năng lượng) trong các tế bào của cơ, vì vậy làm tăng khả năng sử dụng oxy của tế bào và tăng lượng oxy cơ thể có thể sử dụng trong một khoảng thời gian nào

Tình trạng của tim cũng được cải thiện khi cơ thể khỏe mạnh hơn. Nhịp tim trở nên chậm hơn, cả khi luyện tập cũng như khi nghỉ ngơi, cơ tim trở nên dày hơn và khỏe hơn; lượng máu được bơm với mỗi lần tim đập tăng lên. Kết quả của những thay đổi này là tim chỉ cần hoạt động ít hơn mà vẫn đạt được hiệu quả bơm máu đi khắp cơ thể.

Để có thể phát triển toàn diện, bao gồm sức mạnh và độ dẻo dai, nên luyện tập thêm các loại khác.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Viêm túi lệ (Tên Tiếng Anh: Dacryocystitis)

Thông tin Y khoa: Viêm túi lệ (Tên Tiếng Anh: Dacryocystitis)

Viêm túi nước mắt, nằm giữa mí mắt phía trong và mũi.

Từ điển Y khoa  -  54 phút trước
Thông tin Y khoa: Sự cảm thông (Tên Tiếng Anh: Empathy)

Thông tin Y khoa: Sự cảm thông (Tên Tiếng Anh: Empathy)

Khả năng cảm nhận, hiểu được ý nghĩ và cảm xúc của người khác qua so sánh với kinh nghiệm của bản thân mình.

Từ điển Y khoa  -  1 tuần trước
Thông tin Y khoa: Thiếu tình cảm (Tên Tiếng Anh: Emotional deprivation)

Thông tin Y khoa: Thiếu tình cảm (Tên Tiếng Anh: Emotional deprivation)

Chữ viết tắt của electromyogram - điện cơ đồ, một đồ thị ghi lại hoạt động điện trong cơ.

Từ điển Y khoa  -  1 tuần trước
Thông tin Y khoa: Điện cơ đồ (Tên Tiếng Anh: EMG)

Thông tin Y khoa: Điện cơ đồ (Tên Tiếng Anh: EMG)

Chữ viết tắt của electromyogram - điện cơ đồ, một đồ thị ghi lại hoạt động điện trong cơ.

Từ điển Y khoa  -  1 tuần trước
Thông tin Y khoa: Nôn (Tên Tiếng Anh: Emesis)

Thông tin Y khoa: Nôn (Tên Tiếng Anh: Emesis)

Từ điển Y khoa  -  1 tuần trước
Thông tin Y khoa: Cấp cứu (Tên Tiếng Anh: Emergency)

Thông tin Y khoa: Cấp cứu (Tên Tiếng Anh: Emergency)

Tình trạng đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp, như ngừng tim, hoặc một thủ thuật bất kỳ cần thực hiện ngay như hồi sức tim, phổi .

Từ điển Y khoa  -  1 tuần trước