Hội chứng người cứng mà Celine Dion mắc phải là bệnh gì? Mức độ nguy hiểm như thế nào?
Tháng 12.2022, Celine Dion bất ngờ tiết lộ cô mắc hội chứng Stiff Person Syndrome (SPS) hay còn gọi là hội chứng người cứng. Đây là một rối loạn vận động liên quan tự miễn rất hiếm gặp (tỉ lệ 1/1.000.000 người), ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương (não hoặc tủy sống).
Hội chứng người cứng là gì?
Hội chứng người cứng lần đầu tiên được Moersch-Woltman mô tả đầy đủ vào năm 1956, do đó còn được gọi là hội chứng Moersch-Woltman. Sự co cứng cơ có thể xuất hiện tự phát, hoặc khi có các yếu tố kích thích bất ngờ như tiếng động, căng thẳng tâm lý, khi cử động hay khi bị chạm vào người. Theo thời gian, các cơ co cứng có thể dẫn tới thay đổi dáng đi, thay đổi hình dạng cột sống như gù hoặc ưỡn thắt lưng, thậm chí khiến người bệnh không thể đi lại được.
Hội chứng người cứng là một rối loạn thần kinh rất hiếm gặp, chỉ xảy ra với tỷ lệ 1: 1000 000, trong đó số người mắc ở nữ nhiều gấp 2 lần nam. Hội chứng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên hay gặp ở lứa tuổi 30-60. Các bệnh hay đi kèm với hội chứng người cứng bao gồm:
- Đái tháo đường typ I
- Viêm tuyến giáp tự miễn
- Bệnh bạch biến
- Thiếu máu ác tính
- Một số loại ung thư như ung thư phổi, vú, thận, tuyến giáp hay bệnh Hodgkin.
Hội chứng SPS nguy hiểm như thế nào?
Theo tổ chức The Stiff Person Syndrome Research Foundation, căn bệnh này không thể chữa khỏi, có thể bao gồm các triệu chứng như cứng người, cơn đau mang tính suy nhược, lo âu mãn tính. Các cơn co thắt cơ dữ dội đến mức có thể làm trật khớp thậm chí gãy xương.

Thời điểm Celine Dion thông báo về tình trạng của mình, nữ ca sĩ tâm sự: "Những cơn co thắt ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống hằng ngày của tôi. Đôi khi chúng gây khó khăn khi đi lại và không cho phép tôi sử dụng dây thanh đới để hát theo cách quen thuộc. Tôi phải thừa nhận đây là điều thật sự khó khăn. Tất cả những gì tôi biết là ca hát, đó là điều tôi đã làm cả đời". Bệnh tình khiến danh ca người Canada phải hủy bỏ chặng còn lại của chuyến lưu diễn Courage World Tour cũng như những dự định trong âm nhạc để tập trung điều trị. Lần gần đây nhất khán giả thấy diva này biểu diễn trên sân khấu là từ năm 2020.
Theo thông tin trang Hopkinsmedicinel của ĐH Y khoa John Hopkins, SPS là một căn bệnh hiếm gặp của hệ thần kinh. Hiện tượng cứng cơ nặng thường phát triển trong cột sống và chi dưới, bắt đầu bằng giai đoạn căng thẳng về cảm xúc. Hầu hết, bệnh nhân thường xuất hiện cơn co cơ từng đợt gây đau đớn, nó được kích hoạt bởi các yếu tố kích thích đột ngột.
Hội chứng SPS là căn bệnh cực kỳ hiếm gặp, tỉ lệ mắc bệnh 1/1 triệu người, bệnh ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đối tượng phổ biến nhất là người ở độ tuổi trung niên, từ 30 đến 60 tuổi, gặp các căng thẳng cao độ. Giống với nhiều tình trạng miễn dịch khác, bệnh phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, một nửa số bệnh nhân SPS mắc bệnh đái tháo đường và các bệnh tự miễn khác như bệnh tuyến giáp và bệnh bạch biến, nó làm tăng nguy cơ động kinh.

Các triệu chứng khởi phát của SPS là tê cứng ở thân và bụng, có thể lan ra chân, tay hoặc mặt. Ban đầu, tình trạng giảm khả năng vận động không xảy ra thường xuyên, nhưng theo thời gian, nó xuất hiện liên tục, khiến người bệnh đi hơi khom hoặc mất hoàn toàn khả năng đi lại. Nhiều bệnh nhân có thể bị co thắt cơ hoặc đau nhức liên tục.
Hiện tại chưa có phương pháp điều trị hoặc loại thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn SPS. Một số phác đồ và thuốc chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và góp phần ngăn ngừa tiến triển bệnh.
Theo đó, tình trạng cứng và co thắt có thể điều trị bằng thuốc giãn cơ và tiêm botox. Những triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể giải quyết bằng liệu pháp miễn dịch và thuốc ức chế miễn dịch. Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân có thể sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức và các liệu pháp tâm lý khác để giảm thiểu tác nhân dẫn đến co thắt cơ, cũng như tập luyện những kỹ năng nhằm sống chung với tình trạng mạn tính.
Triệu chứng của hội chứng người cứng là gì?
Hội chứng người cứng (SPS) là một rối loạn thần kinh hiếm gặp, gây co cứng cơ tiến triển theo thời gian, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Triệu chứng điển hình của hội chứng người cứng
Giai đoạn đầu: Co cứng cơ thân mình, đặc biệt ở vùng bụng và lưng, có thể xảy ra từng cơn gây đau hoặc khó chịu.
Tiến triển bệnh: Cơ chân, cơ vai gáy, thậm chí cơ mặt cũng có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến gù lưng hoặc ưỡn vùng thắt lưng.
Vận động suy giảm: Người bệnh gặp khó khăn khi đi lại, có thể cần xe lăn hỗ trợ.
Co thắt cơ gây đau: Xuất hiện đột ngột hoặc khi có yếu tố kích thích như tiếng động lớn, chạm vào người, cảm xúc mạnh. Cơn co thắt kéo dài từ vài giây đến hàng giờ, đôi khi mạnh đến mức có thể gây gãy xương.
Biểu hiện thần kinh: Hay giật mình, giật cơ, có nguy cơ bị ngã do mất kiểm soát vận động.

Các thể lâm sàng của hội chứng người cứng
Hội chứng người cứng thể kinh điển (Classic SPS):
• Triệu chứng ban đầu: Cứng cơ vùng thắt lưng, đau nhức, khó chịu.
• Tiến triển: Cứng cơ lan xuống chân, vai gáy, kèm theo co thắt cơ gây đau dữ dội khi có kích thích bất ngờ.
• Biến chứng: Rối loạn lo âu, hoảng sợ, trầm cảm, khó thở, suy hô hấp khi cơ hô hấp bị ảnh hưởng. Một số bệnh nhân có thể gặp rối loạn thần kinh thực vật kịch phát như sốt, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, vã mồ hôi.
Hội chứng người cứng thể cục bộ (Focal SPS):
• Còn gọi là hội chứng cứng chi (Stiff-limb syndrome).
• Ảnh hưởng chủ yếu đến một chi, thường là chân, nhưng có thể lan sang chân còn lại, gây khó khăn khi di chuyển.
Hội chứng người cứng thể giật cơ (Jerking SPS):
• Cứng cơ và co thắt chủ yếu xảy ra ở hai chân.
• Kèm theo giật cơ (Myoclonus) – triệu chứng liên quan đến thân não.
Hội chứng người cứng thể viêm não tủy tiến triển (PERM):
• Tiến triển nhanh chóng trong vài tuần với các triệu chứng cứng cơ, đau cơ dữ dội.
• Kèm theo chóng mặt, mất thăng bằng, nói khó, nuốt khó, liệt vận nhãn.
Hội chứng người cứng cận ung thư (Paraneoplastic-related SPS):
• Hiếm gặp, liên quan đến ung thư phổi hoặc ung thư vú.
• Triệu chứng cứng cơ, co thắt có thể xuất hiện nhiều năm trước khi phát hiện ung thư.
Lưu ý: Hội chứng người cứng là bệnh lý hiếm gặp nhưng nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chẩn đoán chính xác!
Điều trị hội chứng người cứng như thế nào?
Mục tiêu của điều trị hội chứng người cứng nhằm giảm triệu chứng và cải thiện vận động.
Các thuốc được dùng có thể bao gồm:
- Thuốc nhóm Benzodiazepam như diazepam hoặc clonazepam.
- Thuốc giãn cơ như baclofen.
- Thuốc chống động kinh như Depakin, Neurontin,...
- Thuốc nhóm steroid
- Các phương pháp khác như truyền tĩnh mạch immunoglobin, lọc huyết tương, hay Rituximab.
- Kết hợp lý liệu pháp, massage
- Nếu phát hiện ung thư, bên cạnh việc điều trị triệu chứng còn cần kết hợp điều trị ung thư.
Celine Dion 55 tuổi, là ca sĩ người Canada. Cô được xếp hạng The Vocal Trinity - một trong ba diva có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới, bên cạnh Whitney Houston và Mariah Carey.
Cô đã phát hành một số album tiếng Anh và tiếng Pháp cùng những bản hit như The Power of Love, Because You Loved Me, Where Does My Heart Beat Now?. Cô cũng thể hiện hai ca khúc kinh điển My Heart Will Go On - nhạc phim Titanic (1997) và Beauty and the Beast.
Celine Dion giành được năm giải Grammy. Năm 2016, Billboard vinh danh cô là Biểu tượng âm nhạc đương đại. Bên cạnh sự nghiệp ca hát, Celine góp mặt trong một số bộ phim, tham gia kinh doanh và hoạt động từ thiện tích cực cho nhiều tổ chức trên toàn cầu.
Theo trang SCMP, cô nằm trong danh sách những giọng ca giàu nhất thế giới với khối tài sản 800 triệu USD. Cô có ba con René-Charles (22 tuổi) và cặp song sinh Eddy - Nelson (13 tuổi).
Nguồn tham khảo:
1. https://thanhnien.vn/tinh-hinh-suc-khoe-cua-celine-dion-sau-khi-mac-benh-hiem-185231103142415386.htm
2.https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/hoi-chung-nguoi-cung-stiff-person-syndrome-sps-vi
Tin khác
16 người nổi tiếng mắc bệnh Parkinson (phần 2)
Bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể tầng lớp hay địa vị xã hội – kể cả những người nổi tiếng. Nhiều ngôi sao đã công khai tình trạng của mình và sử dụng sức ảnh hưởng để nâng cao nhận thức về căn bệnh này.
16 người nổi tiếng mắc bệnh Parkinson (phần 1)
Bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể tầng lớp hay địa vị xã hội – kể cả những người nổi tiếng. Nhiều ngôi sao đã công khai tình trạng của mình và sử dụng sức ảnh hưởng để nâng cao nhận thức về căn bệnh này.
Michael J. Fox và căn bệnh Parkinson
Michael J. Fox là một trong những người nổi tiếng nhất sống chung với bệnh Parkinson. Khán giả yêu mến anh qua hình ảnh chàng trai trẻ đầy sức sống trong loạt phim truyền hình đình đám Family Ties thập niên 1980 và vai diễn kinh điển trong Back to the Future.
Bệnh cúm mùa mà diễn viên Từ Hi Viên mắc phải nguy hiểm như nào?
Diễn viên Từ Hy Viên, một trong những ngôi sao nổi tiếng bậc nhất của màn ảnh Đài Loan (Trung Quốc), vừa qua đời do bệnh cúm mùa và viêm phổi ở Nhật Bản.