Thông tin Y khoa: Ghép tủy xương (Tên Tiếng Anh: Bone marrow transplant)

Kỹ thuật dùng tủy xương bình thường để thay thế tủy bị thiếu hoặc tủy bị bệnh ác tính.

Trong ghép tủy xương dị gen, tủy xương bình thường được lấy từ người cho, có cùng loại mô với người bệnh - thường là anh hay chị em ruột. Trong ghép tủy xương đồng gen, dùng tủy xương của chính bệnh nhân. Dù loại ghép tủy nào cũng chỉ được thực hiện tại trung tâm chuyên khoa về việc này.

Lý do tiến hành

Bởi vì quá trình ghép tủy xương có một số nguy cơ, nên chỉ được dùng trong điều trị bệnh của hệ miễn dịch và bệnh máu có nguy cơ tử vong, như thiếu máu bất sản nặng (xem Anaemia aplastic - Thiếu máu bất sản), bệnh thiếu máu Địa Trung Hải, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu, suy giảm miễn dịch kết hợp hoặc một số bệnh chuyển hóa bẩm sinh (xem Metabolism inborn errors of - Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh).

Cách làm

Ghép tủy xương dị gen

Mẫu máu được lấy từ bệnh nhân và từ người dự kiến cho tủy để đánh giá tính tương hợp của các loại mô.

Trước khi ghép tủy, tất cả tủy xương (lành hay bệnh) của người nhận đều phải hủy bằng thuốc gây độc tế bào hay tia xa. Sự phá hủy tủy xương ngăn ngừa việc loại thải các tế bào của người cho và cũng giết tất cả các tế bào ung thư hiện diện. Sau đó bệnh nhân được chăm sóc trong phòng riêng để cách ly làm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

Ghép tủy xương tự thân

Tủy xương được lấy từ bệnh nhân (thường bệnh nhân có bệnh ác tính) trong khi bệnh đang thoái triển và được bảo quản bằng kỹ thuật làm đông mô. Trước khi làm đông, tủy xương được xử lý để loại trừ tất cả tế bào ác tính nào còn sót lại. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn thực nghiệm đối với nhiều loại bệnh. Nếu bệnh tái phát, mẫu tủy xương lưu trữ được làm tan đông và truyền lại cho bệnh nhân. Sau khi đã phá hủy tất cả tủy xương của bệnh nhân giống như trong ghép tủy xương dị gen.

Biến chứng

Có lẽ nhiễm trùng là vấn đề chính trong thời kỳ hồi phục, và quá trình điều dưỡng phải tiếp tục cách ly khoảng 4 đến 6 tuần cho đến khi tủy xương mới sản xuất đầy đủ lượng bạch cầu.

Trong ghép tủy dị gen, biến chứng nguy hiểm khác là quá trình thải loại được gọi là bệnh mảnh ghép chống ký chủ. Bệnh này xảy ra khi lympho bào trong tủy xương người cho nhận ra môi trường ký chủ mới là lạ. Triệu chứng gồm phát ban, vàng da và tiêu chảy. Dùng thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporin và các thuốc corticosteroid để phòng ngừa và điều trị thải loại. Nguy cơ bệnh mảnh ghép chống ký chủ có thể làm giảm bằng cách lấy tế bào T ra khỏi tủy xương bằng kháng thể đơn dòng trước khi truyền lại (xem Antibody, monoclonal - Kháng thể đơn dòng). Các biến chứng có thể tiếp diễn một thời gian dài sau khi ghép tủy xương.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z) là cuốn sách về kiến thức y học chuyên sâu với các từ tiếng Anh được giải thích bằng tiếng Việt giản dị, dễ hiểu, có hệ thống và bảo đảm độ tin cậy, tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Sách y dược học  - 
Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Cuốn sách nổi tiếng này của tác giả GS.TS.BS Nguyễn Chấn Hùng đã được NXB Tổng hợp TP HCM tái bản nhiều lần.

Sách y dược học  - 
 Sách hay nên đọc: 'Khi hơi thở hóa thinh không' - Bác sĩ Paul Kalanithi

Sách hay nên đọc: "Khi hơi thở hóa thinh không" - Bác sĩ Paul Kalanithi

"Khi hơi thở hóa thinh không" là một cuốn hồi ký đầy xúc động và sâu sắc của Paul Kalanithi, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh trẻ tuổi người Mỹ gốc Ấn. Anh đã viết cuốn sách trong những tháng cuối đời khi anh đối mặt với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.

Sách y dược học  -