Thông tin Y khoa: Bỏng (Tên Tiếng Anh: Burn)
Bỏng thường xảy ra với trẻ em và người già; đa số là do tai nạn tại nhà và thường có thể đề phòng được.
Các loại
Da là một mô sống, nhiệt độ trên 49°C có thể làm tổn thương các tế bào da.
Bóng độ một gây đỏ da và chỉ ảnh hưởng đến biểu bì, lớp ngoài cùng của da. Những trường hợp bỏng như vậy lành nhanh, nhưng da bị tổn thương có thể bị tróc ra sau một hoặc hai ngày. Sunburn-cháy nắng là một ví dụ thường gặp của bỏng độ một.
Bỏng độ hai làm tổn hại da sâu hơn, gây ra sự tạo thành vết giộp. Tuy nhiên, phần hạ bì (lớp sâu hơn của da) thường để tự hồi phục, bỏng loại này thường lành mà không để lại sẹo, trừ khi bỏng trên diện rộng.
Bóng độ ba phá hủy hoàn toàn độ dày của da. Vùng bị ảnh hưởng có màu trắng hoặc đen và nếu bỏng rất sâu, có thể lộ ra cơ và xương. Thậm chí trong những trường hợp bỏng ở phạm vi hẹp, bỏng độ ba cần được điều trị đặc biệt và có thể phải cấy da để đề phòng tạo thành sẹo xấu.
Bỏng điện có thể gây tổn hại rộng với tổn hại da bên ngoài ở mức tối thiểu. Vì điện có thể tổn hại cho tim, bỏng điện phải được bác sĩ đánh giá.
Hậu quả và biến chứng
Bóng độ một trên diện rộng (như cháy nắng) có thể gây đau, bồn chồn, đau đầu, sốt nhưng không đe dọa đến tính mạng.
Nếu bỏng độ hai, ba chiếm 10% diện tích bề mặt cơ thể, bệnh nhân sẽ trong trạng thái sốc với huyết áp thấp và mạch nhanh. Điều này có nguyên nhân do mất một lượng lớn dịch (và thành phần protein của chúng) từ vùng bị bỏng. Sốc có thể gây nguy hiểm cho tính mạng nếu không điều trị bằng bù dịch qua đường tĩnh mạch.
Khi da bị bỏng, nó không còn khả năng bảo vệ cơ thể chống lại những vi khuẩn trong không khí. Nhiễm khuẩn đối với bỏng diện rộng có thể gây những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh.
Những nạn nhân đã hít phải khói có thể bị sưng và viêm phổi và có thể cần chăm sóc đặc biệt đối với bỏng mắt và đường hô hấp. Những người chết trong những tòa nhà bốc cháy thường bị chết ngạt rất lâu trước khi cơ thể của họ bị bỏng.
Điều trị chuyên khoa
Vết bỏng được bọc bằng băng không dính để giữ ẩm vì tình trạng khô làm chậm quá trình lành. Mọi cố gắng đều nhằm giữ cho da thật sạch bằng chăm sóc cách ly. Nếu cần thiết, có thể dùng thuốc giảm đau và nếu có bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ vết thương bị nhiễm khuẩn, phải dùng thuốc kháng sinh. Sốc được điều trị bằng cách truyền dịch qua đường tĩnh mạch, thường ở cánh tay.
Đối với bỏng độ hai trên diện rộng, khi quá trình lành diễn ra chậm, hoặc khi có nguy cơ nhiễm khuẩn, sử dụng tác nhân chống vi khuẩn cục bộ như sulphadiazin bạc. Ghép da được tiền hành ở giai đoạn điều trị dầu để giảm thiểu khả năng tạo thành sẹo. Cũng thường phải tiến hành ghép da đối với bỏng độ ba. Đôi với bóng diện rộng có thể phải tiến hành nhiều phẫu thuật tạo hình.
Thời gian nằm khác nhau từ vài ngày đối với một số trường hợp đến vài tuần trong trường hợp bỏng nặng và rộng. Bệnh nhân bị bỏng nặng thường được điều trị tại những trung tâm bỏng đặc biệt.
Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.
Tin khác
Thông tin Y khoa: U lympho Burkitt (Tên Tiếng Anh: Burkitt's lymphoma)
Ung thư mô bạch huyết, có đặc điểm là khối u phình to hoặc khối u ở hàm, bụng hoặc cả hai.
Thông tin Y khoa: Chứng mắt trâu (Tên Tiếng Anh: Buphthalmos)
Nhãn cầu to, nhô ra ở trẻ sơ sinh, có nguyên nhân do tăng áp suất bên trong nhãn cầu do bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh.
Thông tin Y khoa: Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái (Tên Tiếng Anh: Bunion)
Bao hoạt dịch nằm trên khớp ngón chân cái dày, chứa đầy dịch.
Thông tin Y khoa: Bọng nước (Tên Tiếng Anh: Bulla)
Bọng chứa đầy khí hoặc dịch, thường ở phối hoặc da.
Thông tin Y khoa: Chứng cuồng ăn (Tên Tiếng Anh: Bulimia)
Bệnh có đặc điểm là ham muốn ăn quá nhiều, sau đó lại tự làm cho mình nôn ra.