Thông tin Y khoa: Vết cắn do động vật (Tên Tiếng Anh: Bites, animal)

Bất cứ chấn thương nào do phần miệng của động vật gây ra-từ những vết chích của các động vật nhỏ hút máu đến những vết thương lớn do cá mập hoặc cá sấu gây ra.

Với những vấn đề đặc trưng có nguyên nhân do các vết cắn của rắn độc, nhện, côn trùng, và những động vật có nọc độc khác (xem Snake bite-Vết rắn cắn; Insect bite-Vết đốt côn trùng; Venomous bites and stings-Vết đốt và cắn có nọc độc).

Tỉ lệ mắc bệnh

Số các trường hợp bị động vật tấn công lớn nhất là do chó, thường bị lạc.

Tại Anh và xứ Wales, khoảng 200.000 người bị chó cắn mỗi năm đến mức phải đi bệnh viện. Một số tử vong do chó cắn, và đôi khi do những vết cắn của súc vật nuôi trong nhà, như ngựa, gia súc, và lợn.

Động vật hoang có thể giết chết người hoặc gây những chấn thương nghiêm trọng bao gồm sư tử, hổ, voi, tê giác, hà mã, trâu, gấu, chó sói và lợn rừng. Những động vật có vú nhỏ, như loài gặm nhấm gây những chấn thương ít nguy hiểm hơn nhưng thường có răng nhọn, sắc và có nguy cơ viêm nhiễm cao.

Khoảng 100 trường hợp bị tấn công do cá mập xảy ra trên thế giới mỗi năm, khoảng một nửa có hậu quả rất nghiêm trọng. Tại châu Phi, khoảng hơn 1000 người chết mỗi năm do cá sấu tấn công. Những động vật sống dưới nước khác có khả năng gây những vết cắn nghiêm trọng bao gồm cá nhồng, cá piranha, và cá chình biển.

Những tổn hại chủ yếu

Tổn hại mô. Chức năng sinh học của miệng là để lấy thức ăn và chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa. Răng, đặc biệt răng của loài ăn thịt, thích ứng tốt với việc xé, ép và làm mềm mô và xương, và có thể gây ra những vết thương nặng và rộng.

Mất máu. Những vết thương và rách nặng đối với các mạch máu chính có thể dẫn đến mất nhiều máu và sốc.

Nhiễm khuẩn. Miệng động vật có rất nhiều vi khuẩn và các loại vi sinh vật khác phát triển mạnh trong bã và mẩu nhỏ thức ăn còn lại. Những sinh vật này có thể gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng, đặc biệt ở những vết thương đã có tổn hại mô trước đó.

Bệnh uốn ván là mối nguy đặc trưng của vết thương do động vật cắn.

Bệnh dại. Tại những nước có bệnh dại (đặc biệt ở phần lớn các nước châu Á), bất cứ loài động vật có vú nào cũng có khả năng chứa virus dại và truyền qua vết cắn. Trên thế giới, chó là loại động vật có nhiều khả năng gây bệnh dại nhất. Nước Anh, do được tách khỏi lục địa châu u, cho đến ngày nay vẫn không có bệnh dại. Sự kiểm dịch chặt chẽ bị bắt buộc tại sân bay đã ngăn chặn những nguồn lây bệnh.

Điều trị

Nên đi khám bác sĩ nếu bị súc vật cắn, đặc biệt khi có khả năng có bệnh dại.

Điều trị bao gồm rửa vết thương và kiểm tra (dưới gây tê, nếu cần thiết). Vết thương thường được để mở và băng lại, không nên khâu, vì vết thương đóng có khuynh hướng kích thích sự sinh sôi của vi khuẩn được truyền do bị cắn. Có thể điều trị phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh và tiêm thuốc chống uốn ván.

Trong trường hợp bị động vật cắn khi đang ở nước ngoài, nếu có thể, nên giữ con vật đó và kiểm tra dại. Đôi khi, cần phải dùng vaccin hoặc huyết thanh phòng bệnh dại (xem thêm Bites, human - Vết cắn do người).

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z) là cuốn sách về kiến thức y học chuyên sâu với các từ tiếng Anh được giải thích bằng tiếng Việt giản dị, dễ hiểu, có hệ thống và bảo đảm độ tin cậy, tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Sách y dược học  - 
Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Cuốn sách nổi tiếng này của tác giả GS.TS.BS Nguyễn Chấn Hùng đã được NXB Tổng hợp TP HCM tái bản nhiều lần.

Sách y dược học  - 
 Sách hay nên đọc: 'Khi hơi thở hóa thinh không' - Bác sĩ Paul Kalanithi

Sách hay nên đọc: "Khi hơi thở hóa thinh không" - Bác sĩ Paul Kalanithi

"Khi hơi thở hóa thinh không" là một cuốn hồi ký đầy xúc động và sâu sắc của Paul Kalanithi, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh trẻ tuổi người Mỹ gốc Ấn. Anh đã viết cuốn sách trong những tháng cuối đời khi anh đối mặt với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.

Sách y dược học  -