Thông tin Y khoa: Sự sinh đẻ (Tên Tiếng Anh: Childbirth)

Một quá trình trong đó bào thai di chuyển từ tử cung ra bên ngoài. Sự sinh đẻ xảy ra vào giữa tuần thứ 38 và 42 trong thời kỳ mang thai.

Với phần lớn phụ nữ ở các nước phát triển, những người nhận được những chăm sóc y tế đầy đủ trong quá trình mang thai và khi sinh, sinh đẻ ít khi phát sinh vấn đề nghiêm trọng. Còn ở các nước đang phát triển, số phụ nữ chết khi sinh đẻ vẫn còn cao.

Việc sẵn có dụng cụ chuyên khoa, phương tiện truyền máu và thuốc kháng sinh làm cho sinh đẻ trở nên an toàn hơn cho mẹ và con. Tuy vậy, nhiều phụ nữ e ngại việc sinh đẻ tại bệnh viện "quá cơ khí hoa" đã dẫn đến sự phổ cập "sinh đẻ tự nhiên" tránh mọi can thiệp y khoa không cần thiết. Nhiều bệnh viện hiện nay công nhận quyền chọn kiểu sinh theo ý muốn của thai phụ, miễn là an toàn.

Phụ nữ được khuyến khích "lên kế hoạch sinh đẻ" với nữ hộ sinh và bác sĩ sản khoa và thảo luận những vấn đề như phương pháp giảm đau, tư thế ưa thích khi sinh.

Bắt đầu chuyển dạ

Thường rất khó biết khi nào bắt đầu chuyển dạ. Trong ba tháng cuối của thời kỳ mang thai, tử cung bắt đầu co bóp để chuẩn bị sinh, và những cơn co thắt Braxton Hicks này có thể bị nhầm là bắt đầu đau đẻ. Tuy nhiên, khi sự co thắt trở nên đau hơn, thường xuyên và trong những khoảng thời gian ngắn, thì quá trình chuyển dạ bắt đầu. Hai hiện tượng nữa có thể xảy ra. Nút chất nhầy chặn ống cổ tử cung trong khi mang thai bị bật ra dưới dạng nhớt hồng. Đây là dấu hiệu của cổ tử cung bắt đầu căng ra. Sự vỡ của màng ối có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trước khi sinh. Sự thoát ra của nước ối gọi là vỡ ối và khác nhau với từng phụ nữ. Có thể là chảy nhỏ giọt từ âm đạo, hoặc bất ngờ trào ra.

Các giai đoạn chuyển dạ

Chuyển dạ được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu tiên gồm từ khi bắt đầu chuyển dạ cho đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn.

Giai đoạn thứ hai từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn cho đến khi sinh.

Giai đoạn thứ ba kể từ sinh cho đến khi rau được đẩy ra.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Sự cảm thông (Tên Tiếng Anh: Empathy)

Thông tin Y khoa: Sự cảm thông (Tên Tiếng Anh: Empathy)

Khả năng cảm nhận, hiểu được ý nghĩ và cảm xúc của người khác qua so sánh với kinh nghiệm của bản thân mình.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Thiếu tình cảm (Tên Tiếng Anh: Emotional deprivation)

Thông tin Y khoa: Thiếu tình cảm (Tên Tiếng Anh: Emotional deprivation)

Chữ viết tắt của electromyogram - điện cơ đồ, một đồ thị ghi lại hoạt động điện trong cơ.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Điện cơ đồ (Tên Tiếng Anh: EMG)

Thông tin Y khoa: Điện cơ đồ (Tên Tiếng Anh: EMG)

Chữ viết tắt của electromyogram - điện cơ đồ, một đồ thị ghi lại hoạt động điện trong cơ.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Nôn (Tên Tiếng Anh: Emesis)

Thông tin Y khoa: Nôn (Tên Tiếng Anh: Emesis)

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Cấp cứu (Tên Tiếng Anh: Emergency)

Thông tin Y khoa: Cấp cứu (Tên Tiếng Anh: Emergency)

Tình trạng đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp, như ngừng tim, hoặc một thủ thuật bất kỳ cần thực hiện ngay như hồi sức tim, phổi .

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Nghiên cứu phôi (Tên Tiếng Anh: Embryo, research on)

Thông tin Y khoa: Nghiên cứu phôi (Tên Tiếng Anh: Embryo, research on)

Các phôi người được nuôi trong vài ngày (cho đến khi hai hoặc ba lần phân chia tế bào đã xẩy ra) trong các phòng thí nghiệm chuyên môn như là một phần công việc trong điều trị vô sinh (xem In vitro fertilization - Thụ tinh trong ống nghiệm).

Từ điển Y khoa  -