Thông tin Y khoa: Mở thông ruột kết (Tên Tiếng Anh: Colostomy)

Một loại phẫu thuật trong đó một phần của kết tràng được mở ra thông qua một vết rạch trên bụng tạo thành hậu môn nhân tạo cho phép thải phân ra một túi được gắn vào da. Mở thông ruột kết có thể là tạm thời hoặc lâu dài.

Lý do tiến hành

Trên bệnh nhân ốm nặng, mở thông ruột kết tạm có thể được tiến hành như là một phương pháp khẩn cấp để chống lại sự tắc hoặc thủng ruột già để bảo vệ bệnh nhân trong việc thải phân. Mở thông ruột kết được mở trên điểm bị tắc, cho phép thải phân ra ngoài, để chờ bệnh nhân khỏe có thể tiến hành cắt bỏ kết tràng một phần để loại bỏ phần bị tắc. Mở thông ruột kết tạm thời cũng có thể được tiến hành cùng lúc khi cắt bỏ kết tràng để kết tràng có thể liền lại khi không có phân đi qua nó.

Mở thông ruột kết tạm thời được đóng lại khi kết tràng đã liền.

Mở thông ruột kết lâu dài nếu toàn bộ trực tràng và hậu môn bị cắt bỏ (để điều trị ung thư trực tràng) nên không thể thải phân một cách bình thường.

Thời gian hồi phục

Khoảng hai hoặc ba ngày sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được cho ản mua tĩnh mạch. Sau đó được nuôi bằng một chế độ ăn nhẹ để cho phân bắt đầu đi qua hậu môn nhân tạo vào túi được gắn vào da xung quanh cửa. Sau mỗi lần thải phân, túi được thay mới.

Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân cần được hưởng dẫn bởi một y tá đặc biệt để biết cách chăm sóc hậu môn nhân tạo và thay túi.

Sau khi rời bệnh viện, bệnh nhân thường cần vài tuần dưỡng bệnh trước khi trở lại những hoạt động bình thường. Y tá chăm sóc hậu môn nhân tạo đến thăm để kiểm tra quá trình dưỡng bệnh.

Tiên lượng

Bệnh nhân mở thông ruột kết có thể đạt được gần như toàn bộ hoạt động của ruột. Ruột thường thải phân vào túi một hoặc hai lần một ngày, sau đó túi được thay mới.

Bệnh nhân mở thông ruột kết có thể hy vọng có cuộc sống bình thường khi đã hoàn toàn bình phục sau khi mổ

Thường không có biến chứng. Đôi khi cũng có những vấn đề như lòi một phần kết tràng qua hậu môn nhân tạo ở bụng hoặc tắc nghẽn việc thải phân do hẹp hậu môn nhân tạo, có thể điều trị bằng phẫu thuật.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Điện cơ đồ (Tên Tiếng Anh: EMG)

Thông tin Y khoa: Điện cơ đồ (Tên Tiếng Anh: EMG)

Chữ viết tắt của electromyogram - điện cơ đồ, một đồ thị ghi lại hoạt động điện trong cơ.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Nôn (Tên Tiếng Anh: Emesis)

Thông tin Y khoa: Nôn (Tên Tiếng Anh: Emesis)

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Cấp cứu (Tên Tiếng Anh: Emergency)

Thông tin Y khoa: Cấp cứu (Tên Tiếng Anh: Emergency)

Tình trạng đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp, như ngừng tim, hoặc một thủ thuật bất kỳ cần thực hiện ngay như hồi sức tim, phổi .

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Nghiên cứu phôi (Tên Tiếng Anh: Embryo, research on)

Thông tin Y khoa: Nghiên cứu phôi (Tên Tiếng Anh: Embryo, research on)

Các phôi người được nuôi trong vài ngày (cho đến khi hai hoặc ba lần phân chia tế bào đã xẩy ra) trong các phòng thí nghiệm chuyên môn như là một phần công việc trong điều trị vô sinh (xem In vitro fertilization - Thụ tinh trong ống nghiệm).

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Phôi thai học (Tên Tiếng Anh: Embryology)

Thông tin Y khoa: Phôi thai học (Tên Tiếng Anh: Embryology)

Môn khoa học nghiên cứu sự phát triển và sinh trưởng của phôi và tiếp đó của thai, từ lúc thụ thai, trải qua các tháng mang thai, cho đến lúc sinh nở.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Phôi (Tên Tiếng Anh: Embryo)

Thông tin Y khoa: Phôi (Tên Tiếng Anh: Embryo)

Là thai còn trong bụng mẹ trong vòng tám tuần đầu phát triển sau khi thụ thai.

Từ điển Y khoa  -