Thông tin Y khoa: Hormon chống bài niệu (Tên Tiếng Anh: ADH)

Chữ viết tắt của antidiuretic hormone, hormon chống bài niệu (thường gọi là vasopressin), được giải phóng từ thùy sau tuyến yên và tác động lên thận để tăng khả năng tái hấp thụ nước vào máu

Hoạt tính

ADH làm giảm lượng nước mất theo nước tiểu và giúp điều chỉnh sự cân bằng nước của toàn bộ cơ thể. Nước được đưa vào từ đồ ăn và thức uống và cũng được sản sinh từ các phản ứng hóa học của tế bào. Ngược lại, nước cũng bị mất theo nước tiểu, mồ hôi, phân và hô hấp. ADH giúp duy trì lượng nước tối ưu trong cơ thể.

Việc sản sinh ADH được kiểm soát bởi vùng dưới đồi, vùng này phát hiện những thay đổi về độ đậm đặc và khối lượng máu. Nếu độ đậm đặc máu tăng lên (nước trong máu mất đi), vùng dưới đồi kích thích tuyến yên giải phóng nhiều ADH hơn. Nếu máu quá loãng, lượng ADH được giải phóng giảm đi, vì vậy, nước của cơ thể bị mất theo nước tiểu nhiều hơn.

Các rối loạn

Nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự giải phóng ADH, vì vậy làm rối loạn cân bằng nước. Ví dụ, rượu làm giảm sản sinh ADH bằng ảnh hưởng trực tiếp đến não, kết quả là lượng nước tiểu tăng lên một cách tạm thời. Lượng nước tiểu cũng tăng lên khi đái tháo nhạt, một rối loạn có nguyên nhân do lượng ADH được sản sinh không đầy đủ, hoặc hiếm thấy hơn, khi thận không đáp ứng đối với ADH.

Với ảnh hưởng ngược lại, giữ nước, có thể do lượng ADH tăng lên tạm thời sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật lớn hoặc tai nạn nghiêm trọng. Sự giữ nước cũng có thể có nguyên nhân do sự sản sinh ADH của một số khối u, đặc biệt ở phổi.

Dược liệu pháp

ADH tổng hợp được đưa vào cơ thể thông qua mũi hoặc bằng cách tiêm để điều trị đái tháo nhạt. Tiêm vào tĩnh mạch với liều lượng lớn gây co thắt mạch máu và có thể làm chấm dứt chảy máu trong giãn tĩnh mạch thực quản.

Những tác dụng phụ bao gồm đau thắt bụng, buồn nôn, đau đầu, lú lẫn.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Viêm phế quản (Tên Tiếng Anh: Bronchitis)

Thông tin Y khoa: Viêm phế quản (Tên Tiếng Anh: Bronchitis)

Viêm phế quản, đường khí nối giữa khí quản và phổi, dẫn đến ho có thể có nhiều đờm.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Viêm phế quản cấp tính (Tên Tiếng Anh: Bronchitis, acute)

Thông tin Y khoa: Viêm phế quản cấp tính (Tên Tiếng Anh: Bronchitis, acute)

Một dạng viêm phế quản, xảy ra đột ngột và thường biến mất sau vài ngày trừ khi người bệnh có khả năng đề kháng kém đối với viêm nhiễm.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Viêm tiểu phế quản (Tên Tiếng Anh: Bronchiolitis)

Thông tin Y khoa: Viêm tiểu phế quản (Tên Tiếng Anh: Bronchiolitis)

Dạng nhiễm virus cấp tính ở phổi, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Nhiễm khuẩn làm cho các tiểu phế quản (đường khí nhỏ, chia nhánh từ các phế quản) bị viêm.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Giãn phế quản (Tên Tiếng Anh: Bronchiectasis)

Thông tin Y khoa: Giãn phế quản (Tên Tiếng Anh: Bronchiectasis)

Rối loạn phổi trong đó một trong hai phế quản bị biến dạng và giãn với niêm mạc bị tổn hại.

Hô hấp  - 
Thông tin Y khoa: Xương giòn (Tên Tiếng Anh: Brittle bone)

Thông tin Y khoa: Xương giòn (Tên Tiếng Anh: Brittle bone)

Mức độ dễ gãy của xương có xu hướng tăng lên.

Xương khớp  - 
Thông tin Y khoa: Đẻ ngôi ngược (Tên Tiếng Anh: Breech delivery)

Thông tin Y khoa: Đẻ ngôi ngược (Tên Tiếng Anh: Breech delivery)

Ca đẻ trong đó mông đứa bé ra trước chứ không phải đầu.

Sản phụ khoa  -