Thông tin Y khoa: Cảm lạnh (Tên Tiếng Anh: Cold, common)

Nhiễm virus gây viêm màng nhầy (niêm mạc) mũi, họng dẫn đến nghẹt mũi, chảy nước mũi và đôi khi đau họng, đau đầu và những khó chịu khác.

Nguyên nhân

Có khoảng 200 loại virus, nói chung có cùng ảnh hướng gây cảm lạnh. Phổ biến nhất là hai nhóm virus: rhinovirus và coronavirus.

Phần lớn cảm lạnh do hít phải các giọt nhỏ có chứa virus được hắt hơi hoặc ho ra không khí hoặc lau mũi hoặc mắt bằng ngón tay có virus do tiếp xúc với vật khác.

Tỉ lệ mắc bệnh

Phần lớn mọi người đôi khi bị cảm lạnh. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở trẻ em đang tuổi đi học - có thể bị cảm lạnh 10 lần một năm và giảm bớt khi lớn dần.

Tính trung bình, người mới lớn bị 2 hoặc ba lần cảm lạnh một năm, người có tuổi bị một hoặc không bị lần nào.

Lý do cho điều này là trẻ em đi học trong một môi trường có nhiều loại virus khác nhau và chúng vẫn chưa được miễn dịch và truyền từ trẻ này sang trẻ khác. Người lớn từ từ củng cố hệ thống miễn dịch chống lại nhiều loại virus khác nhau gây cảm lạnh.

Cảm lạnh thường xảy ra vào mùa Đông, có lẽ do mọi người có xu hướng sống những ngày này cùng với nhau trong nhà nhiều hơn.

Triệu chứng

Cảm lạnh có liên quan đến mũi và họng. Triệu chứng đầu tiên thường là cảm thấy ngứa ở họng, nước mũi chảy nhiều và hắt xì hơi. Một số trường hợp, nước mũi đặc lại và có màu xanh hoặc vàng. Những triệu chứng khác là chảy nước mắt, sốt nhẹ, đau họng, ho, đau các cơ và xương, đau đầu, bơ phờ, cảm thấy ớn lạnh.

Trong một số trường hợp, nhiễm trùng lan ra và gây viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản cấp, viêm xoang, viêm tai giữa. Với các trường hợp này, có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát nặng hơn.

Cảm lạnh thường làm nặng thêm những rối loạn có sẵn ở hệ hô hấp, như hen, viêm phế quản mạn tính, viêm tai mạn tính. Bệnh có thể gây tái hoạt các virus HERPES SIMPLEX tiềm tàng, gây bệnh herpes.

Điều trị

Cảm lạnh thường khỏi trong khoảng một tuần. Bác sĩ chỉ chú ý đến nếu không khỏi sau một tuần, nếu viêm nhiễm lan ra ngoài mũi và họng, hoặc nếu cảm lạnh làm nặng thêm bệnh nhiễm ở ngực và tai. Nếu nghi ngờ bị nhiễm khuẩn thứ phát, nên phải dùng thuốc kháng sinh.

Phòng ngừa

Nhiều người tin rằng có nhiều cách để ngăn chặn cảm lạnh-bằng cách ngăn lạnh và ẩm ướt hoặc bằng cách dùng một lượng lớn vitamin C - nhưng không có bằng chứng khoa học nào đánh giá điều này.

Tiên lượng

Các nghiên cứu cách điều trị cảm lạnh vẫn tiếp tục. Trong những cuộc thử nghiệm với những người tình nguyện, thuốc interferon được chỉ ra có hiệu quả ngăn ngừa và làm giảm mức độ nặng của cảm lạnh, nhưng gây ra viêm tại chỗ tiêm. Những lĩnh vực khác của nghiên cứu bao gồm sử dụng kháng nguyên tổng hợp (chất kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh các kháng thể).

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Thuốc độc tế bào (Tên Tiếng Anh: Cytotoxic drugs)

Thông tin Y khoa: Thuốc độc tế bào (Tên Tiếng Anh: Cytotoxic drugs)

Một nhóm thuốc tiêu diệt hoặc gây tổn thương các tế bào; một loại thuốc chống ung thư.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Bệnh học tế bào (Tên Tiếng Anh: Cytopathology)

Thông tin Y khoa: Bệnh học tế bào (Tên Tiếng Anh: Cytopathology)

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Virus cự bào (Tên Tiếng Anh: Cytomegalovirus)

Thông tin Y khoa: Virus cự bào (Tên Tiếng Anh: Cytomegalovirus)

Một trong các dòng virus herpes.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Tế bào học (Tên Tiếng Anh: Cytology)

Thông tin Y khoa: Tế bào học (Tên Tiếng Anh: Cytology)

Nghiên cứu tế bào, khác với mô học (nghiên cứu một nhóm tế bào tạo thành mô).

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: (Thuộc) Tế bào (Tên Tiếng Anh: Cyto-)

Thông tin Y khoa: (Thuộc) Tế bào (Tên Tiếng Anh: Cyto-)

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Tế bào (Tên Tiếng Anh: -cyte)

Thông tin Y khoa: Tế bào (Tên Tiếng Anh: -cyte)

Hậu tố có nghĩa là tế bào.

Từ điển Y khoa  -