Thông tin Y khoa: Rối loạn mang (Tên Tiếng Anh:Branchial disorders )
Một nhóm các rối loạn do sự phát triển bất thường của cung mang ở phôi.
Dạng phổ biến nhất của bệnh thiếu máu (giảm hàm lượng các sắc tố chứa oxy haemoglobin trong máu), có nguyên nhân do thiếu sắt, một thành phần quan trọng của haemoglobin.
Thiếu máu do sắt xảy ra nếu không đủ sắt cho tủy xương, là nơi sản sinh và đưa haemoglobin vào trong hồng cầu. Thiếu máu xảy ra khi mất sắt, cùng với các nhu cầu cần sắt khác cho sự phát triển, vượt quá lượng sắt có được từ bữa ăn.
Mất một lượng nhỏ sắt và haemoglobin thường xảy ra ở những lần chảy máu nhẹ; ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, sự mất này lớn hơn do mất máu khi có kinh. Một lượng sắt nhỏ cũng bị mất trên da khi trầy xước và trong phân. Một lượng sắt nhỏ cũng bị mất khi các hồng cầu bị tiêu diệt vào cuối vòng đời của chúng (phần lớn sắt là đủ cho việc tái tạo lại vào các hồng cầu mới).
Vì mất máu khi có kinh, những phụ nữ ở tuổi sinh đẻ không có hoặc có hàm lượng sắt tích lũy thấp và vì vậy có khuynh hướng bị thiếu máu nhanh hơn nếu lượng sắt bị mất vượt quá lượng được đưa vào cơ thể. Khi có thai, không còn mất máu do hành kinh, nhưng lượng sắt bị mất lớn hơn do phải cung cấp cho bào thai, vì vậy, những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị thiếu máu do thiếu sắt.
Mất sắt tăng dần:
Nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu thiếu sắt là mất sắt với tốc độ cao hơn bình thường do chảy máu nặng hoặc kéo dài bất thường, thường do bệnh hoặc mất máu nhiều khi có kinh. Những bệnh phổ biến gây mất máu kéo dài là những bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa, như viêm dạ dày, loét dạ dày-tá tràng, ung thư dạ dày, bệnh viêm ruột, bệnh trĩ, và u ruột, bao gồm cả ung thư.
Điều trị trong thời gian dài bằng aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giống aspirin có thể gây chảy máu trong dạ dày-ruột. Ở một số quốc gia, nhiễm giun móc ở đường tiêu hóa là một nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu thiếu sắt.
Mất máu ở phần dưới của ruột và từ trực tràng có màu đỏ tươi và thường có thể nhận thấy trên phân. Nếu mất máu ở dạ dày hoặc phần trên của ruột, không thể nhìn thấy, khi bị mất quá nhiều, phân thường có màu đen.
Cũng có thể xảy ra chảy máu do những rối loạn ở đường tiểu (như u thận, u bàng quang, viêm bàng quang, hoặc viêm tuyến tiền liệt) gây đái ra máu.
Lượng sắt đưa vào cơ thể không đủ:
Nguyên nhân phổ biến thứ hai gây thiếu sắt là do hấp thụ không đủ sắt từ bữa ăn, thường là kết quả của việc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày nhưng đôi khi cũng có thể do bệnh tiêu chảy mỡ.
Nguyên nhân thứ ba có thể gây thiếu sắt, thường ít gặp, là bữa ăn không có đủ sắt. Những người thường bị ảnh hưởng là người già sống một mình có chế độ ăn nghèo nàn, trẻ em và phụ nữ mang thai vì những người này cần lượng sắt nhiều hơn, và những người nhịn ăn. Phụ nữ nên chắc chắn rằng mình có chế độ ăn giàu sắt và có thể cần dùng viên sắt khi mang thai.
Triệu chứng tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản (ví dụ, đau bụng và phân có màu đen trong một số trường hợp loét trong hệ thống tiêu hóa), cùng với móng tay và móng chân dễ gãy; miệng, lưỡi bị loét; và những triệu chứng thường thấy với tất cả các loại thiếu máu như mệt mỏi, đau đầu và trong những trường hợp nặng, thở hổn hển và đau ở vùng giữa ngực.
Chẩn đoán bằng cách đo hàm lượng haemoglobin trong máu và làm tiêu bản máu cho thấy hồng cầu nhỏ và nhạt hơn bình thường. Khi nguyên nhân không rõ ràng, những kiểm tra như xét nghiệm phân và chiếu chụp X quang có baryt hoặc nội soi (để phát hiện những bất thường ở ống tiêu hóa) có thể được tiến hành.
Điều trị theo nguyên nhân cơ bản, cùng với bổ sung sắt bằng đường uống hoặc đường tiêm.
Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.
Một nhóm các rối loạn do sự phát triển bất thường của cung mang ở phôi.
Khối u phát triển từ niêm mạc bàng quang.
Một nhóm các tình trạng có đặc điểm chảy máu mà không có chấn thương hoặc chảy máu nhiều, kéo dài bất thường sau chấn thương.
Tên thường dùng của nhiễm khuẩn huyết cùng với nhiễm độc máu.
Sự tắc nghẽn hoặc co thắt bất cứ ống nào mang mật đi từ gan đến túi mật và sau đó đến tá tràng.
Một rối loạn hiếm thấy, có từ khi sinh, trong đó các ống mật, phía trong hoặc phía ngoài gan, không có khả năng phát triển bình thường hoặc đã phát triển bất thường. Kết quả là mật không thể chảy qua ống đến tá tràng và bị mắc lại trong gan. Trừ khi được điều trị, có thế bị xơ gan mật thứ phát.