TS. Nguyễn Thành Bắc |  07/10/2024

Người bị áp xe não có nên tập thể dục không?

Việc tập luyện đúng cách không chỉ giúp người bệnh áp xe não cải thiện sức khỏe thể chất mà còn mang lại sự thư giãn tinh thần. Tuy nhiên, để quá trình tập luyện an toàn và hiệu quả, người bệnh cần lưu ý những điều quan trọng nhằm tránh gây hại cho sức khỏe.

Dưới đây là bài viết của TS. Nguyễn Thành Bắc, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Quân y 103 sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi "Người bị áp xe não có nên tập thể dục không?".

1. Tập thể dục có giúp ích gì cho người bệnh áp xe não?

Tập luyện đúng cách là liệu pháp giúp người bệnh áp xe não nâng cao thể trạng, thư giãn tinh thần.

Tập thể dục mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe tổng thể. Thế nhưng, trong bệnh áp xe não, người bệnh thường gặp các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, sốt, lú lẫn, nôn mửa, co giật, cổ cứng… Lúc này, người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh tập thể dục có thể gây hại sức khỏe.

Khi các triệu chứng bệnh được điều trị thuyên giảm, thể trạng tốt, người bệnh có thể tập thể dục để hỗ trợ cơ thể hồi phục và trở nên linh hoạt hơn.

Ngoài ra, tập thể dục cũng là một liệu pháp giúp giảm stress, lo lắng tinh thần ở bệnh nhân áp xe não. Một số bài tập có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết vùng cổ gáy, não... sẽ giúp giảm các triệu chứng đau vai gáy, động kinh…

Về lâu dài, tập luyện thể dục thể thao còn giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao thể trạng và giúp người bệnh ngủ ngon, sâu giấc hơn.

> Xem thêm: Kiến thức y học về áp xe não

2. Người bệnh áp xe não nên tập thể dục như thế nào?

Cho đến nay, không có bài tập cụ thể nào dành riêng cho bệnh nhân áp xe não. Khi sức khỏe ổn định, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe tổng thể và giảm căng thẳng, lo lắng. Một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tập luyện phục hồi chức năng.

Để đảm bảo tập luyện an toàn, không gây hại sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích. Dưới đây là một số hình thức vận động nhẹ nhàng giúp người bệnh áp xe não phục hồi sức khỏe:

- Đi bộ: Đi bộ là hình thức tập luyện an toàn và phù hợp với hầu hết mọi đối tượng. Đối với người bệnh áp xe não, đi bộ sẽ hỗ trợ cơ thể linh hoạt hơn, đồng thời giảm bớt suy nghĩ, lo lắng về tình trạng bệnh.

- Thiền: Thiền mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe tinh thần, giúp người bệnh thư giãn, kiểm soát lo lắng, điều hòa nhịp thở và cải thiện giấc ngủ.

- Yoga: Tập yoga nhẹ nhàng là biện pháp giúp cơ thể hồi phục nhanh và trở nên linh hoạt hơn. Nếu là người mới bắt đầu làm quen với yoga, bạn nên tham gia một lớp học cơ bản để được huấn luyện viên hướng dẫn cách thức tập, tránh tập sai động tác.

3. Lưu ý khi tập luyện

Trong giai đoạn bệnh cấp tính đau nhức nhiều, sốt, buồn nôn, động kinh, chóng mặt, người bệnh không nên tập thể dục bởi việc này có thể khiến triệu chứng bệnh nặng thêm.

Khi đã được điều trị bệnh ổn định hết sốt, thể trạng tốt, có thể quay lại tập luyện. Luôn chú ý theo dõi, lắng nghe cơ thể mình để điều chỉnh cường độ tập sao cho phù hợp. Tốt nhất, người bệnh áp xe não nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, có thể tăng dần cường độ khi sức khỏe cho phép.

Khi có các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, khó thở, không nên cố tập tiếp mà dừng ngay.

Ưu tiên tập luyện tại không gian thoáng mát, trong lành.

(Nguồn tài liệu: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-benh-ap-xe-nao-co-nen-tap-the-duc-169240815150216051.htm)

Tin khác

Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.

Tài liệu Y học  - 
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?

Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về bệnh cúm thông thường

Những điều cần biết về bệnh cúm thông thường

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan nhanh theo đường hô hấp, do vi rút cúm A, B, C, Á cúm gây ra với nhiều subtype khác nhau. Bệnh diễn biến đa dạng từ nhẹ đến nặng, có thể gây thành dịch lớn.

Sự kiện Y Khoa  - 
Cách xử lý khi trẻ bị co giật do sốt cao

Cách xử lý khi trẻ bị co giật do sốt cao

Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều cha mẹ chủ quan để trẻ bị co giật do sốt cao, thậm chí co giật nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Sự kiện Y Khoa  - 
Thông tin Y khoa: Vú căng đau (Tên Tiếng Anh: Breast tenderness)

Thông tin Y khoa: Vú căng đau (Tên Tiếng Anh: Breast tenderness)

Đau hoặc nhạy cảm đau kèm theo cảm giác căng tức ở một hoặc cả hai bên vú.

Sự kiện Y Khoa  - 
Những điều cần biết về co giật do sốt ở trẻ em

Những điều cần biết về co giật do sốt ở trẻ em

Co giật thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi, các cơn co giật xuất hiện trong quá trình mắc một bệnh cấp tính có sốt, nhưng không phải do nhiễm trùng thần kinh hoặc có các cơn co giật không do sốt trước đó và các dấu hiệu bất thường hệ thần kinh.

Tài liệu Y học  -