Thông tin Y khoa: Nhịp tim chậm (Tên Tiếng Anh: Bradycardia)
Nhịp tim ở người trưởng thành dưới 60 nhịp/phút.
Bệnh của thành động mạch, trong đó lớp trong dày, gây hẹp động mạch và vì vậy giảm lượng máu.
Hẹp động mạch do các mảng ở lớp trong động mạch. Các mảng này chứa chất gọi là "vữa", một hỗn hợp các lipoprotein trọng lượng thấp, tế bào cơ thối rữa, mô xơ, tiểu cầu, cholesterol, và đôi khi calci. Có khuynh hướng hình thành trong vùng có dòng máu xoáy và cholesterol trong máu cao. Số lượng và độ dày của mảng tăng theo tuổi, làm mất tính trơn láng của động mạch và hình thành huyết khối. Đôi khi, một mảnh huyết khối vỡ ra hình thành thuyên tắc, đi theo dòng máu làm tắc các mạch máu nhỏ hơn.
Bệnh tim do xơ vữa động vành là nguyên nhân gây tử vong thường gặp, chiếm 1/3 tất cả các trường hợp tử vong. Xơ vữa làm trở ngại dòng máu đến não (gây đột quỵ) là nguyên nhân thường gây tử vong đột ngột. Xơ vữa gây nhiều bệnh trầm trọng do giảm lượng máu trong các động mạch chính như động mạch tới thận, đùi, ruột.
Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa là khói thuốc lá, tăng huyết áp, giới tính nam, béo phì, không hoạt động, cholesterol trong máu cao, tiểu đường khó kiểm soát, tiền sử gia đình có bệnh động mạch, dễ lo âu hoặc hay gây sự.
Nguy cơ xơ vữa gia tăng theo tuổi, có thể một phần do thời gian đủ cho mảnh xơ vữa phát triển. Ảnh hưởng của giới được minh họa bằng sự so sánh nam giới với nữ giới tiền mãn kinh: trong nhóm tuổi từ 35 - 44 bệnh mạch vành gây chết ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới 6 lần.
Không may là xơ vữa động mạch không có triệu chứng cho đến khi tổn thương động mạch đủ nặng để làm giảm lượng máu. Giảm lượng máu đến cơ tim gây ra đau thắt ngực. Giảm lượng máu đến cơ ở chân gây đau cách hồi (đau chân khi đi bộ và giảm khi nghỉ). Hẹp động mạch não gây cơn thiếu máu não thoáng qua (triệu chứng và dấu hiệu của đột quỵ tồn tại dưới 24 giờ) và chóng mặt.
Dựa vào bệnh sử và các xét nghiệm về tình trạng tuần hoàn nhưng có thể cần làm các thử nghiệm đặc hiệu như chụp mạch, siêu âm Doppler, ghi nhịp mạch.
Thuốc có thể ít hiệu quả đối với xơ vữa động mạch đã phát triển trong nhiều năm, nhưng điều trị kéo dài làm giảm cholesterol máu và giảm huyết áp sẽ làm ngừng diễn tiến của bệnh và cuối cùng có thể phục hồi. Các thuốc chống đông và giãn mạch có thể giúp kiểm soát triệu chứng nhưng không chữa lành bệnh.
Điều trị ngoại khoa có thể áp dụng cho người không đáp ứng với thuốc hoặc những người có nguy cơ biến chứng nặng. Nong động mạch bằng bóng có thể làm rộng động mạch bị hẹp, tăng lượng máu cung cấp. Có thể bảo tồn lượng máu đến tim bằng phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Tắc nghẽn động mạch do mảng xơ vữa và vôi hóa to có thể cắt bỏ bằng thủ thuật cắt bỏ nội mạc động mạch và toàn bộ phần mạch máu ngoại vi bị bệnh có thể thay bằng ghép ống nhựa.
Làm giảm các yếu tố nguy cơ, đặc biệt sớm trong đời sống, có thể làm giảm đáng kể khả năng phát triển xơ vữa động mạch hay có thể làm chậm trễ các biểu hiện của bệnh. Nên ngừng hút thuốc, đo huyết áp thường xuyên và điều trị tăng huyết áp. Nên ăn ít muối (nhất là người bệnh béo phì). Nếu cholesterol vẫn cao, ngoài chế độ ăn ít muối, nên dùng thuốc để làm giảm cholesterol. Nên kiểm tra kỹ bệnh tiểu đường. Tập thể dục đều đặn để duy trì sức khỏe và có tác dụng tốt đối với tim và tuần hoàn.
Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.
Nhịp tim ở người trưởng thành dưới 60 nhịp/phút.
Một dạng nhịp tim bất thường trong đó tâm nhĩ (các khoang trên của tim) đập với tốc độ rất nhanh, khoảng 200 đến 400 trăm lần một phút. Ở tốc độ này, nút nhĩ thất, cơ cấu dẫn truyền giữa tâm nhĩ và tâm thất (các khoang dưới của tim), không có khả năng đáp ứng với tất cả nhịp đập. Kết quả là làm tâm thất chỉ đập một lần với hai, ba hoặc bốn lần đập tâm nhĩ.
Một loại nhịp tim bất thường trong đó nhịp tâm nhĩ không đều và rất nhanh (300 đến 500 lần đập mỗi phút).
Khó thở do tích tụ dịch trong phổi, gây co thắt phế quản và thở khò khè.
Sự mất nước nhầy, máu hoặc mủ từ hậu môn.