Thông tin Y khoa: Bệnh bụi mã mía (Tên Tiếng Anh: Bagassosis)
Một bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng tới phổi của những công nhân tiếp xúc với bã mía mốc.
Xẹp phổi một phần hay toàn bộ do tắc phế quản hay tiểu phế quản vì không khí trong phổi không thể thở ra ngoài và được hấp thu vào máu.
Sau khi xẹp, phổi mất tính đàn hồi và không thể lấy không khí, làm cho máu đi qua phổi không thể hấp thụ oxy và thải carbon dioxid.
Ở người lớn, xẹp phổi thường không đe dọa tính mạng, bởi vì phần không bị bệnh của phổi giãn rộng để bù cho phần phổi bị mất chức năng. Tuy nhiên, xẹp phổi ở trẻ sơ sinh, do chất nhầy làm tắc phế quản, có thể gây chết.
Tắc phế quản thường do một trong 4 cơ chế.
Thứ nhất, tích tụ chất nhầy trong phế quản hoặc tiểu phế quản. Có thể xảy ra sau phẫu thuật bụng hoặc ngực (làm khó ho vì đau); ở trẻ sơ sinh; trong bệnh hen; hay trong một số bệnh nhiễm trùng như ho gà ở trẻ em và viêm phế quản mạn tính ở người lớn.
Thứ hai, do hít dị vật, như hạt đậu phộng vào phế quản, thường gặp ở trẻ em hơn người lớn.
Thứ ba, khối u ác tính hoặc lành tính trong phổi có thể gây tắc phế quản.
Thứ tư, hạch bạch huyết to (gặp trong bệnh lao, các bệnh nhiễm trùng phổi khác hay vài loại ung thư) có thể chèn ép đường hô hấp.
Triệu chứng chính là khó thở. Có thể ho và đau ngực tùy theo nguyên nhân.
Bệnh được chẩn đoán bằng khám thực thể và chụp X quang ngực.
Tùy theo nguyên nhân gây tắc. Nếu nguyên nhân do tích tụ chất nhầy, bệnh nhân sẽ được tập vật lý trị liệu ngực, cố gắng ho hay thở sâu và dùng dẫn lưu tư thế. Khi tắc nghẽn đã được giải quyết, phổi xẹp dần dần phồng lên, tuy nhiên vào vùng bị tổn thương vĩnh viễn hoặc thành sẹo.
Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.
Một bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng tới phổi của những công nhân tiếp xúc với bã mía mốc.
Một bệnh nghề nghiệp có nguyên nhân do hít phải bụi hoặc khói có chứa berylli
Bệnh viêm nhiễm có nguyên nhân do nấm Aspergillus, nấm này phát triển ở những thực vật thối rữa; các bào tử nấm có trong không khí quanh năm.
Ngạt có thể có nguyên nhân do tắc đường hô hấp lớn, thường do dị vật, do không khí xung quanh không cung cấp đủ oxy, hoặc do ngộ độc khí như carbon monoxid (CO) gây trở ngại cho việc đưa oxy vào cơ thể.
Các cơn ngừng thở tái phát, đặc trưng kèm theo thở khò khè, đặc biệt là khi thở ra và mức độ thay đổi từng giờ, từng ngày.