Thông tin Y khoa: Phá thai (Tên Tiếng Anh: Abortion, induced)

Dùng các biện pháp y học để kết thúc quá trình mang thai.

Những lý do y học cho việc phá thai

Việc chấm dứt thai kỳ bằng các biện pháp y tế thường được thực hiện để điều trị bệnh hoặc theo yêu cầu của bệnh nhân. Các bác sĩ thường khuyên phá thai nếu nó ảnh hưởng đến người mẹ hoặc thai nhi. Ví dụ, ở phụ nữ, những tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn trong thời kỳ mang thai và gây nguy hiểm đến tính mạng bao gồm bệnh tim nghiêm trọng, bệnh thận mạn tính và ung thư, đặc biệt là ung thư vú hoặc cổ tử cung.

Các bất thường của thai nhi, được phát hiện thông qua siêu âm, chọc ối hoặc lấy mẫu nhung mao màng đệm, bao gồm các tình trạng không tương thích với sự sống (như vô sọ) và các bất thường nhiễm sắc thể nghiêm trọng (như hội chứng Down). Bác sĩ có thể khuyên phá thai nếu người phụ nữ mắc bệnh rubeôn (sởi Đức) trong tam cá nguyệt đầu tiên; loại virus này có thể gây hại cho thai nhi, đặc biệt là mắt, tai và tim. Một số bệnh nhiễm trùng ở người mẹ cũng có thể gây hại cho thai nhi.

Cách tiến hành

- Phá thai sớm

Cho đến tuần thứ 9 của thời kỳ mang thai, có thể tiến hàn bằng cách kết hợp hai loại thuốc mifepriston và thuốc có chứa prostaglandin. Loại thuốc này làm co tử cung và đẩy phôi thai và rau ra ngoài; quá trình này thường mất ít nhất là 48 giờ. Nếu sử dụng không có hiệu quả, có thể phải tiến hành phẫu thuật phá thai khoảng một tuần sau đó. Cho đến tuần thứ 12, có thể tiến hành phá thai bằng kỹ thuật hút dưới gây tê tại chỗ hoặc gây mê, toàn thân. Cổ tử cung được nong rộng bằng một thanh kim loại, và một ống nhựa móng được đưa vào tử cung. Ong nhựa này được nối với thiết bị hút để hút phôi và rau thai ra ngoài. Tiếp đó, bác sĩ tiến hành nạo thành tử cung bằng thìa nạo (một thiết bị có hình giống chiếc thìa) để đảm bảo rằng không để lại một mô rau nào. Các mô này có thể được phân tích trong phòng thí nghiệm đề đảm bảo có thai và các mô xuất hiện một cách toàn vẹn. Lý do cho những phân tích như vậy là mang thai ngoài tử cung cần phẫu thuật tiếp. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, qua thăm khám bác sĩ xác định thai trong tử cung và tử cung sạch hoàn toàn.

Quá trình phục hồi tương đối nhanh, tránh hoạt động nặng trong vài ngày. Thường có chảy máu và đôi khi đau thắt nhẹ trong khoảng một tuần. Quá trình bình thường sẽ bắt đầu sau khoảng 4 đến 6 tuần sau khi phá thai. Quan hệ tình dục có thể được tiến hành sau khoảng 2 đến 3 tuần.

- Phá thai muộn

Khoảng giữa tuần thứ 12 và tuần thứ 15 của thời kỳ mang thai, bác sĩ có thể khuyên dùng các kỹ thuật phá thai sớm ở trên hoặc các kỹ thuật thụt rửa được mô tả dưới đây tùy thuộc vào các điều kiện sẵn có.

Sau tuần thứ 15, thường phải cân nhắc cẩn thận khi tiến hành phá thai bằng cách làm cho tử cung co lại, vì vậy bào thai sẽ được đẩy ra như trong sinh đẻ tự nhiên. Cách làm cho tử cung co lại được tiến hành bằng việc uống liều mifepriston, sau 36-48 giờ đưa hormon prostaglandin vào sâu trong âm đạo, cần nhắc lại vài lần để duy trì sự co bóp tử cung.

Thường mất khoảng từ 12 đến 24 giờ để bào thai bị đẩy ra ngoài, trong khoảng thời gian đó, người phụ nữ được cho dùng thuốc giảm đau và thường được giữ lại trong bệnh viện từ 1 đến 2 ngày sau khi phá thai để theo dõi có biến chứng hay không.

Biến chứng

Nếu phá thai được tiến hành trong các bệnh viện có uy tín với những bác sĩ giỏi, thường không có biến chứng.

Viêm nhiêm, kết quả của việc phá thai gây nhiễm trùng, hoặc có thể chảy máu nhiều là dưới 1%.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z) là cuốn sách về kiến thức y học chuyên sâu với các từ tiếng Anh được giải thích bằng tiếng Việt giản dị, dễ hiểu, có hệ thống và bảo đảm độ tin cậy, tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Sách y dược học  - 
Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Cuốn sách nổi tiếng này của tác giả GS.TS.BS Nguyễn Chấn Hùng đã được NXB Tổng hợp TP HCM tái bản nhiều lần.

Sách y dược học  - 
 Sách hay nên đọc: 'Khi hơi thở hóa thinh không' - Bác sĩ Paul Kalanithi

Sách hay nên đọc: "Khi hơi thở hóa thinh không" - Bác sĩ Paul Kalanithi

"Khi hơi thở hóa thinh không" là một cuốn hồi ký đầy xúc động và sâu sắc của Paul Kalanithi, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh trẻ tuổi người Mỹ gốc Ấn. Anh đã viết cuốn sách trong những tháng cuối đời khi anh đối mặt với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.

Sách y dược học  -