Thông tin Y khoa: Chứng giảm thị lực (Tên Tiếng Anh: Amblyopia)

Khiếm khuyết thị lực lâu dài, thường không có bất thường ở cấu trúc của mắt. Trong nhiều trường hợp, có sự rối loạn đường thị lực giữa võng mạc và não. Đôi khi thuật ngữ này cũng được dùng cho các nguyên nhân độc hại độc và dinh dưỡng gây giảm thị lực như chứng giảm thị lực do rượu và thuốc lá.

Nếu thị lực bình thường khi còn trẻ, yếu tố cần thiết là hình ảnh tương ứng, rõ ràng được tạo thành ở hai võng mạc và các xung thần kinh tương ứng được chuyển đến não. Nếu không nhận được hình ảnh nào, không thể phát triển thị lực bình thường. Nếu hình ảnh ở hai mắt rất khác nhau, một hình sẽ bị chặn lại để tránh chứng nhìn đôi và thị lực bình thường không thể phát triển ở một mắt.

Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng giảm thị lực là lác ở những trẻ nhỏ, Với tình trạng này, chỉ một mắt hướng đến vật thể được chọn và hình ảnh khác ở mắt còn lại bị chặn lại. Mất khả năng tạo thành hình ảnh bình thường ở võng mạc cũng có thể do bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, và những sai sót nặng hoặc không tương ứng trong việc tập trung vào vật thể, ví dụ một mắt bình thường và mắt còn lại bị loạn thị, tạo nên những hình ảnh mờ trên võng mạc. Chứng giảm thị lực do nguyên nhân độc hoặc dinh dưỡng có thể gây tổn hại võng mạc và/hoặc thần kinh thị giác.

Điều trị và tiên lượng

Điều quan trọng là phải điều trị chứng giảm thị lực khi còn nhỏ; sau tám tuổi, chứng giảm thị lực thường không thể chữa khỏi. Đối với chứng giảm thị lực do lác mắt, sẽ dùng phương pháp che mắt lành lại để mắt lác tập trung vào vật thể. Có thể dùng kính hoặc phẫu thuật để đưa mắt lác vào đúng vị trí. Đôi khi cần tới kính để trợ giúp cho những sai số lớn trong việc tập trung vào vật thể. Bệnh đục thủy tinh thể có thể điều trị bằng phẫu thuật.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Chứng co quắp mi mắt (Tên Tiếng Anh: Blepharospasm)

Thông tin Y khoa: Chứng co quắp mi mắt (Tên Tiếng Anh: Blepharospasm)

Co không chủ ý, kéo dài ở một trong các cơ điều khiển mi mắt, khiến mắt nhắm lại.

Mắt  - 
Thông tin Y khoa: Phẫu thuật tạo hình mi mắt (Tên Tiếng Anh: Blepharoplasty)

Thông tin Y khoa: Phẫu thuật tạo hình mi mắt (Tên Tiếng Anh: Blepharoplasty)

Giải phẫu thẩm mỹ để lấy bớt da nhăn nheo ở mi trên và/hoặc mi dưới.

Mắt  - 
Thông tin Y khoa: Viêm mi mắt (Tên Tiếng Anh: Blepharitis)

Thông tin Y khoa: Viêm mi mắt (Tên Tiếng Anh: Blepharitis)

Viêm mi mắt với da ở phần bờ mi đỏ, ngứa và có vảy. Bệnh nhân có thể cảm thấy nóng rát và khó chịu ở mắt và cứng mi. Đôi khi, bề mặt của mắt cũng có thể bị viêm và đỏ.

Mắt  - 
Thông tin Y khoa: Mù (Tên Tiếng Anh: Blindness)

Thông tin Y khoa: Mù (Tên Tiếng Anh: Blindness)

Mất khả năng nhìn thấy.

Mắt  - 
Thông tin Y khoa: Nhìn mờ (Tên Tiếng Anh: Blurred vision)

Thông tin Y khoa: Nhìn mờ (Tên Tiếng Anh: Blurred vision)

Không nên nhầm lẫn giữa nhìn mờ và nhìn đôi (song thị). Nhìn mờ có thể xảy ra ở một hoặc hai mắt trong các giai đoạn dài/ngắn khác nhau và có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột. Đôi khi chỉ một phần thị trường bị ánh hướng. Bất kỳ sự thay đổi nào trong thị lực đều cần đi khám bác sĩ.

Mắt  - 
Thông tin Y khoa: Loạn thị (Tên Tiếng Anh: Astigmatism)

Thông tin Y khoa: Loạn thị (Tên Tiếng Anh: Astigmatism)

Tình trạng trong đó mặt trước giác mạc không hợp với vòng cung bình thường.

Mắt  -