Giới thiệu chung về bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim bẩm sinh (congenital heart disease) là một trong các bất thường bẩm sinh hay gặp nhất, chiếm khoảng 0,8% trong tổng số trẻ sơ sinh chào đời. Theo diễn biến tự nhiên, có khoảng hơn 50% số bệnh nhân tử vong nếu không được phẫu thuật, can thiệp đúng phương pháp, đúng thời điểm.
Dịch tễ học của bệnh tim bẩm sinh
Với sự phát triển mạnh mẽ của y học, đã có rất nhiều bệnh nhân được can thiệp phẫu thuật ngay từ khi còn nhỏ và trở về cuộc sống bình thường. Thống kê cho thấy hơn 85% trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ sống được đến tuổi trưởng thành. Số lượng lớn bệnh nhân này sẽ lớn lên và đối mặt với những diễn biến tiếp theo của sự tiến triển bệnh cũng như các vấn đề mới sau phẫu thuật, can thiệp.
Rất nhiều bệnh nhân tim bẩm sinh ở tuổi trưởng thành cần phải phẫu thuật lại, kèm theo nguy cơ rối loạn nhịp và các biến chứng đặc biệt trong trường hợp các phẫu thuật can thiệp trước đó không tốt hoặc chưa hoàn thiện. Kết quả cuối cùng ở nhóm bệnh nhân này là tái nhập viện vì suy tim, tăng áp mạch máu phổi (pulmonary hypertension), rối loạn nhịp tim và đặc biệt tỷ lệ tử vong còn cao.
Tại Việt Nam chưa có thống kê cụ thể nào về số lượng bệnh nhân tim bẩm sinh (cả trẻ em và người lớn), tuy nhiên chúng ta có thể dựa vào các thống kê của nước ngoài để phần nào dự đoán số lượng bệnh tim bẩm sinh tại Việt Nam.
> Xem thêm: Kiến thức y học về bệnh tim bẩm sinh không tím
Chăm sóc bệnh nhân tim bẩm sinh
Năm 2020, khuyến cáo Hội tim mạch châu Âu (ESC) về bệnh tim bẩm sinh người lớn, đã đưa ra và nhấn mạnh quan điểm: Bệnh tim bẩm sinh là một bệnh có tính chất mạn tính và kéo dài cả cuộc đời.
Bệnh tim bẩm sinh kéo dài từ lúc đứa trẻ ra đời, cho đến khi lớn lên, trưởng thành, sinh con (với phụ nữ) và khi về già. Ngay cả sau khi phẫu thuật/can thiệp điều trị tổn thương tim bẩm sinh triệt để, các vấn đề khác liên quan vẫn còn tồn tại nhiều năm: rối loạn nhịp tim, các tổn thương tồn lưu sau phẫu thuật/ can thiệp, vấn đề thai sản, biến chứng bệnh động mạch vành, suy tim hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn... Do đó, bên cạnh việc điều trị bất thường bẩm sinh, rất nhiều vấn đề cần quan tâm và chăm sóc một cách toàn diện để bệnh nhân có cuộc sống chất lượng tốt (Hình 2.1).
Nhằm mục đích làm tốt hơn việc chăm sóc và điều trị bệnh tim bẩm sinh ở cả trẻ em và người lớn, một số vấn đề được đặt ra là:
‐ Ở trẻ em:
• Sàng lọc, phát hiện bệnh tim bẩm sinh từ trong bào thai (nếu có thể).• Sàng lọc trẻ em ngay sau sinh, để phát hiện sớm các bệnh tim bẩm sinh, nhất là các trường hợp trẻ có tím.
• Điều trị và theo dõi lâu dài trẻ em mắc tim bẩm sinh.
‐ Ở người trưởng thành:
• Phát hiện bệnh tim bẩm sinh ở người trưởng thành mà bị bỏ sót trong quá khứ.• Theo dõi liên tục các trường hợp bệnh tim bẩm sinh đã phát hiện từ nhỏ.
• Quyết định các phương pháp điều trị phẫu thuật, can thiệp hay điều trị nội khoa.• Hỗ trợ và xử lý các tình huống xuất hiện trong đời sống thường ngày ở bệnh nhân người lớn có bệnh tim bẩm sinh.
Một giải pháp đưa ra là thành lập các trung tâm tim bẩm sinh trẻ em và trung tâm tim bẩm sinh người lớn, đây là nhu cầu khá cấp thiết trong bối cảnh phát triển nhanh của ngành y tế nói chung và ngành tim mạch nói riêng.
Việc thành lập trung tâm bệnh tim bẩm sinh nhằm các mục đích sau:
‐ Hoàn thiện và hạn chế tối đa các sai sót trong điều trị bệnh tim bẩm sinh.
‐ Tập hợp các nguồn lực con người và vật chất để chăm sóc bệnh tim bẩm sinh.
Tin khác
Xử trí, điều trị và tiên lượng bệnh nhồi máu não
Khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, cấp cứu 115 nên nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân an toàn đến cơ sở y tế được trang bị máy chụp CT sọ não và có khả năng điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết để đem lại cho bệnh nhân đột quỵ cơ hội tốt nhất.
Những điều cần biết về bệnh nhồi máu não
Đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tính (acute ischemic stroke) hay còn gọi là nhồi máu não là tình trạng dòng máu đột ngột không lưu thông đến một khu vực của não làm mất chức năng thần kinh tương ứng.
Những điều cần biết về đột quỵ não
Đột quỵ não (thường gọi là đột quỵ hay tai biến mạch não) có hai thể lâm sàng chính: đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tỉnh được đặc trưng bởi sự mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não do tắc nghẽn mạch bởi huyết khối hoặc cục tắc ở động mạch não, dẫn đến mất chức năng thần kinh tương ứng. Đột quỵ thiếu máu não hay còn gọi là nhồi máu não (NMN) phổ biến hơn đột quỵ xuất huyết não (XHN) mà nguyên nhân là do nứt vỡ các động mạch trong não.
Chẩn đoán và điều trị động kinh hiện nay tại Việt Nam
Động kinh là tình trạng bệnh lý cũng thường gặp với tỷ lệ bệnh mới là 4,4/100.000 dân/năm (7) và tỷ lệ bệnh toàn bộ là 4,4/1000 dân (8). Động kinh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tim bẩm sinh Ebstein: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Tim bẩm sinh Ebstein là một bất thường tim bẩm sinh hiếm gặp liên quan đến van ba lá và tâm thất phải. Nguyên nhân do van ba lá phát triển không đúng cách trong 8 tuần đầu ở quá trình phát triển thai nhi, điều trị tim bẩm sinh Ebstein cũng rất phức tạp.
Kiến thức cần biết về bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (infective endocarditis – VNTMNK) ít gặp ở trẻ em hơn người lớn, mặc dù tỷ lệ mắc ở trẻ em đang ngày một gia tăng do bệnh nhân tim bẩm sinh hiện có đời sống kéo dài hơn.