Thông tin Y khoa: Phình mạch (Tên Tiếng Anh: Aneurysm)

Sự giãn bất thường của động mạch do áp suất máu đi qua một vùng yếu. Sự yếu đi có thể do bệnh, hoặc khiếm khuyết thành động mạch bẩm sinh.

Các loại

Một số loại, vị trí và hình dạng phình mạch thường thấy được biểu diễn trong hình minh họa.

Chứng phình mạch tách, thường kết hợp với xơ vữa động mạch, là tình trạng trong đó vết rách được tạo thành ở màng của thành động mạch - thường là động mạch chủ - và lan rộng ra những vùng mạch yếu khác. Thường có đau nặng và mạch có thể vỡ. Khi phình mạch ở cung động mạch chủ hoặc động mạch chủ lên và lan vào màng ngoài tim, áp lực của máu quanh tim có thể gây tử vong vì nó ngăn chặn không cho tim đập.

Phình mạch đôi khi phát triển ở thành tim do sự yếu nhược của cơ tim có nguyên nhân do nhồi máu cơ tim.

Phình mạch như vậy ít khi vỡ nhưng chúng thường ảnh hưởng đến hiệu quả bơm của tim.

Phình mạch chấn thương có nguyên nhân do chấn thương va đập làm yếu thành mạch.

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân có thể gây ra phình mạch. Nếu lớp cơ giữa của động mạch yếu bẩm sinh, huyết áp bình thường cũng có thể gây giãn thành mạch.

Hội chứng Marfan, tình trạng trong đó lớp cơ giữa của thành động mạch chủ bị khiếm khuyết, thường đi kèm với phình mạch ngay phía trên tim. Thành động mạch cũng có thể bị yếu do viêm, như trong viêm nút quanh động mạch.

Phần lớn phình mạch của động mạch chủ - thường ở phần dưới - có nguyên nhân do vữa xơ động mạch gây yếu nhược một phần thành động mạch.

Phình mạch động mạch chủ lên có nguyên nhân do bệnh giang mai không điều trị nhưng hiện nay hiếm thấy.

Phình mạch do nấm, có thể xảy ra ở những mạch máu nhỏ hơn có nguyên nhân do viêm nhiễm cục bộ trong nhiễm trùng huyết. Phình mạch của động mạch ở não thường được gọi là phình mạch nốt vì bề ngoài và kích thước của chúng.

Triệu chứng và dấu hiệu

Các triệu chứng rất khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh, kích thước và vị trí phình mạch. Phình mạch não có thể tồn tại trong nhiều năm mà không gây triệu chứng, nhưng các mạch này ở gần não nên rất nguy hiểm. Việc phình và vỡ bất ngờ của phình mạch nốt gây những triệu chứng và dấu hiệu rõ, như liệt chuyển động mắt, sụp mi, đồng tử giãn, cổ cứng, đau đầu dữ dội và bất tỉnh (các triệu chứng giống như đột quỵ).

Sự chèn ép từ vị trí phình mạch có thể gây tổn thương các cấu trúc xung quanh, đặc biệt nếu vị trí phình mạch nằm trong một không gian hạn chế của não.

Phình mạch có thể vỡ, đôi khi gây mất máu nghiêm trọng, hoặc trong trường hợp phình mạch não, có thể gây tổn thương nặng cho não.

Phình mạch động mạch chủ ở ngực thường đi kèm với giọng khàn (do chèn ép lên dây thần kinh điều khiển âm), khó nuốt, và đau ngực, có thể nhầm với nhồi máu cơ tim. Phình mạch động mạch chủ ở bụng đôi khi khiến ta quan sát được phình mạch đập và cũng có thể gây đau lưng.

Chẩn đoán

Phình động mạch chủ ở bụng không có triệu chứng có thể phát hiện bằng siêu âm, nên sàng lọc cho những nam giới trên 70 tuổi và người trẻ hơn có tiền sử gia đình mắc bệnh. Phình mạch não có thể phát hiện bằng chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ. Chụp X quang mạch có thể cung cấp những thông tin chi tiết hơn đối với tất cả các loại mạch lựu.

Điều trị và tiên lượng

Cách điều trị khác nhau tùy thuộc vào vị trí mạch lựu, tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Vỡ mạch cần phải mổ khẩn cấp. Nếu phình mạch não gây ra triệu chứng, nên phẫu thuật nếu có thể. Phẫu thuật phình mạch động mạch chủ ở ngực không khẩn cấp tạo 80-90% cơ hội sống sót. Phẫu thuật khẩn cấp có nguy cơ cao, và tiên lượng sau khi phình mạch vỡ mạch ở ngực là xấu.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z) là cuốn sách về kiến thức y học chuyên sâu với các từ tiếng Anh được giải thích bằng tiếng Việt giản dị, dễ hiểu, có hệ thống và bảo đảm độ tin cậy, tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Sách y dược học  - 
Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Cuốn sách nổi tiếng này của tác giả GS.TS.BS Nguyễn Chấn Hùng đã được NXB Tổng hợp TP HCM tái bản nhiều lần.

Sách y dược học  - 
 Sách hay nên đọc: 'Khi hơi thở hóa thinh không' - Bác sĩ Paul Kalanithi

Sách hay nên đọc: "Khi hơi thở hóa thinh không" - Bác sĩ Paul Kalanithi

"Khi hơi thở hóa thinh không" là một cuốn hồi ký đầy xúc động và sâu sắc của Paul Kalanithi, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh trẻ tuổi người Mỹ gốc Ấn. Anh đã viết cuốn sách trong những tháng cuối đời khi anh đối mặt với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.

Sách y dược học  -