Thông tin Y khoa: Loạn nhịp tim (Tên Tiếng Anh: Arrhythmia, cardiac)

Nhịp tim bất thường. Loạn nhịp tim có nguyên nhân do rối loạn các xung điện trong tim. Một tiếng đập đơn độc, bất thường được gọi là tiếng đập lạc điệu (ngoại tâm thu); đây không nhất thiết là một bệnh.

Các loại

Có thể chia loạn nhịp tim thành hai nhóm chính: loạn nhịp nhanh, trong đó tần số lớn hơn tần số bình thường (hơn 100 lần đập/phút) và loạn nhịp tim chậm, trong đó tần số nhỏ hơn tần số bình thường (ít hơn 60 lần đập/phút). Nhịp có thể đều như trong nhịp tim bình thường với mỗi nhịp của tâm nhĩ (khoang trên) được theo sau bằng một nhịp của tâm thất (khoang dưới), hoặc có thể không đều. Nhịp đập có thể xuất phát từ nút xoang nhĩ hay từ vùng khác của tim.

Loạn nhịp nhanh. Trong loạn nhịp xoang nhanh, tần số tăng lên (100 đến 160 lần mỗi phút), nhịp đều và nhịp tim xuất phát từ nút xoang nhĩ. Loạn nhịp nhanh trên thất nhanh hơn (với tốc độ từ 120 đến 200 lần mỗi phút), nhịp đều và nhịp tim có thể xuất phát bất cứ điểm nào ở mô dẫn truyền trên tâm thất. Nhịp nhanh, không đều (120 đến 200 lần mỗi phút) bắt nguồn từ tâm thất được gọi là loạn nhịp nhanh thất.

Trong rung nhĩ, tâm nhĩ đập đều và nhanh (200 đến 400 lần mỗi phút), nhưng không phải là tất cả các xung đều đến được tâm thất, tâm thất chỉ đập với tốc độ từ 100 đến 200 lần mỗi phút. Sự đập mất phối hợp hoàn toàn của tâm nhĩ với tốc độ khoảng 300 đến 500 lần mỗi phút được gọi là rung nhĩ và sinh ra nhịp thất hoàn toàn không đều.

Rung thất là một dạng ngừng tim trong đó tâm thất co bóp rất nhanh, hoàn toàn vô tổ chức.

Loạn nhịp chậm. Nhịp tim đều, chậm được gọi là loạn nhịp xoang chậm. Trong bloc tim, các xung điện đi qua các cơ tim bị chèn một phần hoặc hoàn toàn, khiến nhịp đập chậm và không đều. Khoảng thời gian loạn nhịp chậm có thể xen kẽ với khoảng loạn nhịp nhanh do khiếm khuyết trong việc sinh ra các xung (xem Sick sinus syndrome - Hội chứng xoang bệnh).

Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến của loạn nhịp tim là bệnh động mạch vành. Trong tình trạng này, các mạch máu cung cấp máu cho tim bị hẹp do vữa động mạch và không thể cung cấp đủ máu cho các mô dẫn truyền, kết quả là các mô này bị tổn hại. Loạn nhịp do bệnh động mạch vành thường gặp hơn sau nhồi máu cơ tim.

Một số dạng loạn nhịp nhanh có nguyên nhân do khiếm khuyết ở hệ thống dẫn truyền điện trong tim và thường xuất hiện từ khi sinh.

Caffein và một số loại thuốc khác có thể gây loạn nhịp nhanh ở một số người. Amitriptylin và một số loại thuốc chống trầm cảm khác có thể gây rối loạn nhịp tim nghiêm trọng nếu dùng với liều cao.

Triệu chứng

Tim đập nhanh khởi phát đột ngột có thể gây đánh trống ngực. Bất kỳ loại loạn nhịp tim nào cũng gây ra mệt mỏi và chóng mặt vì giảm lượng máu đến não. Nếu loạn nhịp chậm làm giảm lượng máu đến phổi, có thể bị khó thở. Nếu có bệnh tim cơ bản, loạn nhịp tim có thể dẫn đến cơn đau thắt ngực (đau ngực do thiếu máu) hoặc suy tim.

Chẩn đoán

Bác sĩ đánh giá sơ bộ bằng cách bắt mạch và nghe tim. Loại loạn nhịp tim được xác định bằng điện tâm đồ, phương pháp này cho biết hoạt động điện bên trong cơ tim. Trong một số trường hợp, nếu loạn nhịp xuất hiện theo từng cơn, có thể phải ghi điện tâm đồ trong 24 giờ.

Điều trị

Có thể dùng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị loạn nhịp tim. Nếu loạn nhịp xảy ra bất ngờ sau nhồi máu cơ tim, khử rung tim (sốc điện ngắn vào tim) có thể cần thiết để hồi phục nhịp tim về mức bình thường. Đôi khi, những cơn nhịp tim nhanh tái diễn có thể được điều trị hiệu quả bằng tách điện (loại bỏ các mô có bệnh hoặc chết) ở các đường bất thường trong hệ dẫn truyền.

Thiết bị tạo nhịp tim nhân tạo có thể được sử dụng để kích thích tim đập trong trường hợp bloc tim.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z) là cuốn sách về kiến thức y học chuyên sâu với các từ tiếng Anh được giải thích bằng tiếng Việt giản dị, dễ hiểu, có hệ thống và bảo đảm độ tin cậy, tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Sách y dược học  - 
Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Cuốn sách nổi tiếng này của tác giả GS.TS.BS Nguyễn Chấn Hùng đã được NXB Tổng hợp TP HCM tái bản nhiều lần.

Sách y dược học  - 
 Sách hay nên đọc: 'Khi hơi thở hóa thinh không' - Bác sĩ Paul Kalanithi

Sách hay nên đọc: "Khi hơi thở hóa thinh không" - Bác sĩ Paul Kalanithi

"Khi hơi thở hóa thinh không" là một cuốn hồi ký đầy xúc động và sâu sắc của Paul Kalanithi, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh trẻ tuổi người Mỹ gốc Ấn. Anh đã viết cuốn sách trong những tháng cuối đời khi anh đối mặt với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.

Sách y dược học  -