Thông tin Y khoa: Chứng thất ngôn (Tên Tiếng Anh: Aphasia)

Thiếu hoàn toàn kỹ năng ngôn ngữ đạt được trước đây, có nguyên nhân do rối loạn não ảnh hưởng đến khả năng nói và viết, và/hoặc khả năng hiểu và đọc.

Thuật ngữ này đôi khi được dùng thay thế cho thuật ngữ loạn phối hợp từ (thuật ngữ này nhấn mạnh sự rối loạn hơn sự thiếu các khả năng ngôn ngữ).

Không nên dùng thuật ngữ aphasia để miêu tả những khó khăn về ngôn ngữ có nguyên nhân do các rối loạn các phần của cơ thể liên quan đến cơ quan nói hoặc thiếu hụt thị giác, thính giác.

Những bất lực liên quan đến chứng này có thể xuất hiện, hoặc như là biểu hiện của mất ngôn ngữ, hoặc hiếm hơn, là chứng mất đọc và chứng mất khả năng viết.

Nguyên nhân

Đột quỵ hoặc chấn thương đầu là nguyên nhân thường gặp nhất gây tổn hại não dẫn đến chứng mất ngôn ngữ.

Vùng chức năng ngôn ngữ nằm ở bên bán cầu ưu thế. Hai vùng chính trong bán cầu não ưu thế gọi là vùng Broca và vùng Wernicke (lấy theo tên của những người phát hiện ra chúng) và đường liên kết hai vùng này rất quan trọng trong kỹ năng ngôn ngữ. Tổn thương những vùng này là nguyên nhân thường gặp nhất gây chứng mất ngôn ngữ.

Các loại và triệu chứng

Mất ngôn ngữ Broca (diễn đạt): Tổn hại vùng Broca gây ra khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ. Nói chậm, không lưu loát, phải gắng sức và mất nhịp điệu bình thường; nhưng chỉ một ít từ nói ra có có ý nghĩa. Khả năng viết cũng có thể bị trở ngại.

Mất ngôn ngữ Wernicke (tiếp thu): Tổn thương vùng Wernicke gây khó khăn trong việc hiểu. Khả năng nói vẫn lưu loát nhưng do giảm khả năng hiểu, nội dung bị rối loạn, với những lỗi trong việc chọn từ và sử dụng ngữ pháp. Khả năng viết cũng suy giảm, không hiểu được các yêu cầu nói và viết.

Thất ngôn hoàn toàn: Mất hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn khả năng nói, viết hoặc hiểu những lời nói hoặc được viết ra. Điều này thường có nguyên nhân do tổn thương lan rộng ở bán cầu não ưu thế.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Hội chứng não thực thể (Tên Tiếng Anh: Brain syndrome)

Thông tin Y khoa: Hội chứng não thực thể (Tên Tiếng Anh: Brain syndrome)

Rối loạn thể chất nhận thức, trí năng hoặc chức năng tâm thần, ngược với bệnh tâm thần.

Thần kinh  - 
Thông tin Y khoa: Xuất huyết não (Tên Tiếng Anh: Brain haemorrhage)

Thông tin Y khoa: Xuất huyết não (Tên Tiếng Anh: Brain haemorrhage)

Sự chảy máu trong hoặc quanh não hoặc do tổn thương, hoặc do vỡ tự phát mạch máu não.

Thần kinh  - 
Thông tin Y khoa: Chết não (Tên Tiếng Anh: Brain death)

Thông tin Y khoa: Chết não (Tên Tiếng Anh: Brain death)

Chết não là sự ngừng các chức năng của toàn bộ não không phục hồi được, kể cả thân não.

Thần kinh  - 
Thông tin Y khoa: Tổn thương não (Tên Tiếng Anh: Brain damage)

Thông tin Y khoa: Tổn thương não (Tên Tiếng Anh: Brain damage)

Các tế bào thần kinh và các đường dẫn truyền trong não bị thoái hóa hay chết. Tổn thương có thể khu trú ở những vùng đặc biệt của não, gây ra những triệu chứng chức năng đặc trưng của vùng đó như mất phối hợp vận động hay khó nói, hoặc tổn thương lan tỏa gây tàn phế nặng về tinh thần hay cơ thể.

Thần kinh  - 
Thông tin Y khoa: Áp xe não (Tên Tiếng Anh: Brain abscess)

Thông tin Y khoa: Áp xe não (Tên Tiếng Anh: Brain abscess)

Tình trạng tụ mủ, bao quanh bởi các mô bị viêm ở trong hay bề mặt não.

Thần kinh  - 
Thông tin Y khoa: Tùng thần kinh cánh tay (Tên Tiếng Anh: Brachial plexus)

Thông tin Y khoa: Tùng thần kinh cánh tay (Tên Tiếng Anh: Brachial plexus)

Một nhóm dây thần kinh đi từ phần dưới của cột sống cổ và phần trên của cột sống ngực xuống hai cánh tay. Các dây thần kinh chia thành dây thần kinh cơ bì, nách, giữa, trụ và quay để kiểm soát các cơ và nhận cảm giác từ bàn tay và tay.

Thần kinh  -