Thông tin Y khoa: Gây nghẽn mạch (Tên Tiếng Anh: Embolization)
Còn gọi là nghẽn mạch liệu pháp.
Mổ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ kết tràng (phần chính của ruột già).
Cắt bỏ kết tràng một phần có thể được tiến hành để làm nhẹ một số trường hợp bệnh túi thừa nặng hoặc để cắt bỏ u ác tính trong kết tràng hoặc phần ruột bị hẹp gây tắc nghẽn sự luân chuyển của phân.
Cắt bỏ toàn bộ kết tràng được tiến hành trong trường hợp viêm loét đại tràng mà không thể kiểm soát bằng thuốc; trong trường hợp viêm loét đại tràng lâu mà soi kết tràng nghi ngờ có u ác tính; trong trường hợp bệnh polyp gia đình, một tình trạng hiếm thấy trong đó các khối u ác tính có khả năng lan khắp thành kết tràng.
Trong trường hợp cắt bỏ từng phần kết tràng, phần kết tràng bị bệnh được cắt bỏ và hai đầu kết tràng được nối lại.
Mở hậu môn nhân tạo tạm thời (cho phép thoát phân từ ruột già qua một lỗ mở nhân tạo ở thành bụng) có thể cần thiết.
Hậu môn nhân tạo tạm được đóng lại khi chỗ nối kết tràng đã liền.
Trong trường hợp cắt bỏ toàn bộ kết tràng, toàn bộ ruột già được cắt bỏ; trực tràng (phần cuối cùng của ruột già) có thể bị cắt bỏ hoặc không. Nếu cắt bỏ trực tràng, thủ thuật mở thông hồi tràng (giống mở thông ruột kết nhưng thay ruột non bằng ruột già) được tiến hành.
Nếu không cắt bỏ trực tràng, hồi tràng (phần cuối cùng của ruột non) được nối trực tiếp vào trực tràng.
Bệnh nhân thường ở trong bệnh viện từ 8 đến 12 ngày. Sau khi xuất viện, phải mất khoảng 2 tháng ở nhà để hồi phục trở lại. Bệnh nhân có mở thông ruột kết hoặc mở thông hồi tràng nên được huấn luyện trước khi rời bệnh viện và tốt nhất là có một y tá đặc biệt để chăm sóc lỗ mở ở bụng.
Ruột thường hoạt động đúng chức năng sau khi cắt bỏ một phần kết tràng.
Nếu một đoạn dài ruột già bị cắt bỏ hoặc nếu hồi tràng được nối trực tiếp vào trực tràng, việc này làm giảm nhiều khả năng hấp thu nước từ phân và gây tiêu chảy. Thuốc chống tiêu chảy như codein, loperamid, hoặc diphenoxylat có thể cần thiết.
Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.
Còn gọi là nghẽn mạch liệu pháp.
Tắc nghẽn động mạch do một mảnh vật chất di chuyển trong dòng máu.
Loại bỏ bằng ngoại khoa vật gây nghẽn mạch (một mảnh vật chất cuốn theo dòng máu) làm tắc mạch máu.
Là một xét nghiệm máu được dùng phổ biến trong chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng.
Bệnh gặp ở vùng nhiệt đới, đặc trưng là sưng to chân, tay, bìu dái với biểu bì dày lên, sắm màu giống như da voi (dày như da voi).
Sự chuyển động của các tiểu phân tích điện phân tán lơ lửng trong một dung dịch keo dưới ảnh hưởng của dòng điện.