Thông tin Y khoa: Viêm phế quản (Tên Tiếng Anh: Bronchitis)
Viêm phế quản, đường khí nối giữa khí quản và phổi, dẫn đến ho có thể có nhiều đờm.
Một cơ quan rỗng, dạng cơ ở phần dưới khoang bụng hoạt động như một khoang chứa nước tiểu.
Bàng quang của người lớn có thể chứa khoảng nửa lít nước tiểu hoặc hơn. Nó nằm sau xương mu, được che khuất và bảo vệ bởi khung xương chậu.
Thành bàng quang gồm cơ và một lớp lót trong gọi là biểu mô niệu. Phía sau là hai niệu quản mang nước tiểu từ thận đến bàng quang. Tại điểm thấp nhất của bàng quang-cố-là phần mở vào niệu đạo; thường được đóng kín bởi một vòng cơ (cơ vòng, cơ thắt niệu đạo).
Chức năng của bàng quang là thu nhận và chứa nước tiểu cho đến khi chúng có thể đi ra ngoài cơ thể vào thời điểm thích hợp.
Để kiểm soát hoàn toàn bàng quang, cần mất khoảng vài năm để phát triển. Với trẻ đang còn ẵm ngửa, việc đẩy nước tiểu ra khỏi bàng quang hoàn toàn tự động hoặc là một phản xạ. Khi bàng quang đầy, vượt quá dung tích sinh lý, các tín hiệu được gửi đến tủy sống. Sau đó, những tín hiệu thần kinh từ tủy sống khiến cơ vòng niệu đạo giãn ra và cơ bằng quang chính co lại, vì vậy đẩy nước tiểu ra qua niệu đạo.
Khi trẻ phát triển, chúng dần dần phát triển khả năng kìm hãm việc đầy nước tiểu ra ngoài. Sự căng bàng quang được nhận ra một cách có ý thức (khi khó chịu) ở trung tâm não, nếu mong muốn, não sẽ gửi những tín hiệu thần kinh ngăn chặn việc tiểu tiện. Tuy nhiên, cuối cùng bàng quang trở nên quá đầy và bị căng khiến có cảm giác không kìm được tiểu tiện.
Trẻ có thể đạt được sự kiểm soát bàng quang một cách đầy đủ ở những độ tuổi khác nhau, đặc biệt, kiểm soát vào ban đêm. Phần lớn trẻ có khả năng kiểm soát bàng quang vào ban đêm vào khoảng 5 tuổi, nhưng một số cần thời gian lâu hơn (xem Enuresis - Chứng đái dầm).
Khiếm khuyết chức năng bàng quang, dẫn đến những vấn đề như tiểu tiện không tự chủ và bí tiểu có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.
Viêm phế quản, đường khí nối giữa khí quản và phổi, dẫn đến ho có thể có nhiều đờm.
Một dạng viêm phế quản, xảy ra đột ngột và thường biến mất sau vài ngày trừ khi người bệnh có khả năng đề kháng kém đối với viêm nhiễm.
Dạng nhiễm virus cấp tính ở phổi, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Nhiễm khuẩn làm cho các tiểu phế quản (đường khí nhỏ, chia nhánh từ các phế quản) bị viêm.
Rối loạn phổi trong đó một trong hai phế quản bị biến dạng và giãn với niêm mạc bị tổn hại.
Mức độ dễ gãy của xương có xu hướng tăng lên.
Ca đẻ trong đó mông đứa bé ra trước chứ không phải đầu.