Thông tin Y khoa: Sỏi đường tiểu (Tên Tiếng Anh: Calculus, urinary tract)

Sỏi trong thận, niệu quản hoặc bàng quang, có nguyên nhân do sự lắng đọng của các chất trong nước tiểu.

Tỉ lệ mắc bệnh

Tỉ lệ mắc bệnh sỏi khác nhau ở các vùng trên thế giới. Sỏi thận và sỏi niệu quản phổ biến hơn sỏi ở bàng quang ở những nước phát triển; sỏi bàng quang khá phổ biến ở những nước đang phát triển.

Ở Việt Nam, sỏi thận chiếm 40%, sỏi niệu quản chiếm 28,3%, sỏi bàng quang 28,3% và sỏi niệu đạo 5,4%.

Nam giới có sỏi cao hơn phụ nữ ba lần và tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là vào những tháng hè, có lẽ do nước tiểu bị cô đặc nhiều hơn do dịch bị mất trong mồ hôi. Sỏi thường có khuynh hướng tái diễn, khoảng 40% bệnh nhân có sỏi lại mắc bệnh trong vòng 7 năm.

Thành phần và nguyên nhân

Sỏi thận và sỏi niệu quản. Có nhiều loại sỏi thận và sỏi niệu quản khác nhau. Trong phần lớn trường hợp, thường không có nguyên nhân xác định nào mặc dù mất nước nhẹ kéo dài (ví dụ, do dùng không đủ nước trong thời tiết nóng) có thể góp một phần.

Khoảng 70% sỏi thận và sỏi đường niệu chủ yếu là calci oxalat hoặc / và phosphat. Oxalat là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa trong cơ thể và có một cách tự nhiên trong nước tiểu. Hàm lượng oxalat cao bất thường trong nước tiểu dẫn đến sự tạo thành sỏi, có thể có liên quan đến chế độ ăn hoặc uống có hàm lượng acid oxalic cao (ví dụ rau bina, những loại rau lá xanh và cafe). Trong một số trường hợp, sỏi có chứa calci là bằng chứng đầu tiên của rối loạn chuyển hóa kết hợp với chứng tăng năng tuyến cận giáp.

Khoảng 20% sỏi là sỏi nhiễm trùng và có liên quan đến nhiễm khuẩn đường niệu. Những sỏi này bao gồm calci, magnesi và amoni phosphat và kết hợp với hàm lượng amoni và kiềm cao trong nước tiểu do hoạt động của các vi khuẩn trong urê (một chất có trong nước tiểu). Ở thận, sỏi nhiễm khuẩn có thể lan đầy các ống tập hợp nước tiểu và phần trên cùng của niệu quản, tạo thành một dạng sỏi có hình dạng như san hô.

Sỏi chủ yếu bao gồm acid uric chiếm khoảng 5% tổng số trường hợp và có thể xảy ra ở những người bị bệnh gout, người bị ung thư và bị mất nước mãn tính.

Những loại sỏi ít phổ biến khác cũng đôi khi xuất hiện. Chúng được tạo thành từ acid amin cystin ở những người mắc chứng đái cystin (một rối loạn chuyển hóa di truyền).

Sỏi bàng quang. Sỏi bàng quang thường phát triển do chế độ ăn nghèo phosphat và protein hoặc do tắc dòng nước tiểu từ bàng quang và / hoặc viêm đường niệu lâu ngày. Thành phần của sỏi bàng quang khác nhau tùy thuộc vào độ kiềm hoặc độ acid trong nước tiểu.

Triệu chứng

Triệu chứng phổ biến nhất của sỏi thận hoặc niệu quản là đau quặn thận (đau dữ dội ở phần thắt lưng). Triệu chứng phổ biến nhất của sỏi bàng quang là khó tiểu.

Chẩn đoán

Những trường hợp nghi ngờ có sỏi thường bắt đầu bằng xét nghiệm nước tiểu, có thể cho thấy có hồng cầu và sự xuất hiện của các tinh thể.

Độ acid hoặc độ base có thể cho biết mắc loại sỏi nào. Khoảng 90% sỏi đường niệu có thế nhìn thấy trên phim X quang. Phim này cũng cho thấy vị trí của sỏi; điều này có thể xác nhận bằng chụp X quang đường niệu bơm thuốc cản quang vào tĩnh mạch hoặc niệu chụp đường niệu ngược dòng. Kỹ thuật chụp X quang này cũng cho phép xác định bất cứ sự tắc nghẽn nào ở đường niệu, có thể theo dõi bằng siêu âm. Nếu rối loạn chuyển hóa nghi ngờ là nguyên nhân của sỏi có thể làm xét nghiệm hóa học máu và nước tiểu để phát hiện hàm lượng cao của calci, phosphat hoặc cystin.

Điều trị

Đau quặn thận được điều trị bằng nghỉ ngơi tại giường, thuốc giảm đau, bù dịch đầy đủ để kích thích sỏi đi qua niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đa số những sỏi có đường kính nhỏ hơn 5mm có thể đi ra theo đường nước tiểu tại nhà.

Với trường hợp sỏi lớn, hoặc viêm hoặc tắc đường niệu có thể phải điều trị bằng phẫu thuật để ngăn chặn tổn thương thận.

Phương pháp truyền thống để lấy sỏi từ niệu quản hoặc chỗ gặp nhau của niệu quản và thận là mổ dưới gây mê. Sỏi trong bàng quang và niệu quản dưới có thể lấy bằng sỏi bàng quang hoặc sỏi niệu quản.

Các phương pháp được giới thiệu vào những năm 80 để điều trị sỏi bàng quang, thận hoặc niệu quản đã thay đổi căn bản. Cách thứ nhất là thủ thuật tán sỏi, cách này làm tan sỏi bằng cách tập trung sóng mạnh vào sỏi từ phía ngoài cơ thể; và đôi khi đầu dò siêu âm được đưa vào cơ thể để góp phần nghiền nát những sỏi lớn. Phương pháp truyền thống vẫn được sử dụng trong một số trường hợp.

Nếu nghi ngờ sỏi do rối loạn chuyển hóa, bệnh nhân có thể dùng chế độ ăn, các loại thuốc thích hợp để làm giảm các chất từ đó có thể tạo thành sỏi; cũng có thể cần duy trì uống một lượng nước lớn.

Đôi khi sỏi kết hợp với chứng tăng năng tuyến cận giáp được điều trị bằng những phương pháp thích hợp với từng vị trí của chúng; trong phần lớn trường hợp, khối u ở tuyến cận giáp là nguyên nhân gây ra tình trạng này và vì vậy cần được cắt bỏ.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Thông tin Y khoa: Sỏi (Tên Tiếng Anh: Calculus)

Thông tin Y khoa: Sỏi (Tên Tiếng Anh: Calculus)

Từ điển Y khoa  - 
Một chất lắng đọng ở răng hoặc một khối tinh thể nhỏ, cứng tạo thành từ các chất có trong dịch như mật, nước tiểu hoặc nước bọt.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Cao răng (Tên Tiếng Anh: Calculus, dental)

Thông tin Y khoa: Cao răng (Tên Tiếng Anh: Calculus, dental)

Chất lắng đọng cứng, giống vảy cứng thấy ở mỏm hoặc chân răng, cao răng được tạo thành khi các muối khoáng ở nước bọt lắng đọng vào bựa ràng.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Sỏi (Tên Tiếng Anh: Calculus)

Thông tin Y khoa: Sỏi (Tên Tiếng Anh: Calculus)

Một chất lắng đọng ở răng hoặc một khối tinh thể nhỏ, cứng tạo thành từ các chất có trong dịch như mật, nước tiểu hoặc nước bọt.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Calcitonin (Tên Tiếng Anh: Calcitonin)

Thông tin Y khoa: Calcitonin (Tên Tiếng Anh: Calcitonin)

Một loại hormon được sản sinh bởi tuyến giáp. Calcitonin giúp kiểm soát hàm lượng calci trong máu bằng cách làm chậm tốc độ calci bị mất từ xương.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Chứng ngấm calci (Tên Tiếng Anh: Calcinosis)

Thông tin Y khoa: Chứng ngấm calci (Tên Tiếng Anh: Calcinosis)

Tình trạng lắng đọng bất thường muối calci trong các mô khác nhau, như da, cơ, mô liên kết.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Sự vôi hoá răng (Tên Tiếng Anh: Calcification, dental)

Thông tin Y khoa: Sự vôi hoá răng (Tên Tiếng Anh: Calcification, dental)

Sự lắng đọng các tinh thể calci ở răng đang phát triển.

Từ điển Y khoa  -