Thông tin Y khoa: Rối loạn tự miễn dịch (Tên Tiếng Anh: Autoimmune disorders)

Gồm nhiều rối loạn, bao gồm viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường phụ thuộc insulin và lupus ban đỏ hệ thống, có nguyên nhân do phản ứng của hệ miễn dịch chống lại chính các cơ quan hoặc mô của cơ thể.

Chức năng của hệ miễn dịch là phản ứng đối với sự xâm nhập của các vi sinh vật (ví dụ, vi khuẩn hoặc virus) bằng cách sinh ra các kháng thể hoặc lympho bào nhạy cảm (các loại bạch cầu) có thể nhận ra và tiêu diệt những kẻ xâm nhập. Các rối loạn tự miễn dịch xảy ra khi những phản ứng này diễn ra với mục đích chống lại chính các tế bào và mô của cơ thể.

Quá trình sinh bệnh tự miễn dịch được gọi là các phản ứng quá mẫn, được chia thành một số loại. Những phản ứng này giống các phản ứng xảy ra trong dị ứng ngoại trừ trong các rối loạn miễn dịch, phản ứng quá mẫn xảy từ với chính cơ thể hơn là từ các chất bên ngoài.

Nguyên nhân

Bình thường, hệ thống miễn dịch phân biệt được cái "của mình" và cái "không phải của mình". Một số lympho bào có khả năng phản ứng chống lại chính nó, nhưng những lympho bào này thường bị ức chế.

Các rối loạn tự miễn dịch xảy ra khi có một số rối loạn trong quá trình kiểm soát bình thường, khiến các lympho bào thoát khỏi sự ức chế, hoặc khi có sự thay đổi trong một số mô của cơ thể mà hệ miễn dịch không nhận ra cái "của mình" và phản ứng nhạy cảm như khi có vi sinh vật xâm nhập.

Cơ chế chính xác gây ra các thay đổi này chưa được hiểu hoàn toàn, nhưng các loại vi khuẩn, virus và các loại thuốc có thể góp phần gây ra quá trình tự miễn dịch ở những người đã có tố chất di truyền dễ bị mắc bệnh. Phản ứng viêm thông thường của các mô đối với những tác nhân này bằng cách này hay cách khác gây ra sự mẫn cảm bất thường với các mô liên quan.

Các loại

Các quá trình tự miễn dịch có thể dẫn đến những kết quả khác nhau, ví dụ, làm chậm quá trình tiêu hủy một loại tế bào hoặc mô đặc thù nào đó, kích thích một cơ quan phát triển quá mức, hoặc làm rối loạn các chức năng của nó. Những cơ quan và mô thường bị ảnh hưởng bởi các quá trình tự miễn dịch bao gồm các tuyến nội tiết (như tuyến giáp, tuyến tụy và tuyến thượng thận), các thành phần của máu (như hồng cầu), và các mô liên kết, da, cơ và khớp.

Các rối loạn tự miễn dịch thường được chia thành loại tạng đặc thù và tạng không đặc thù. Trong các rối loạn tự miễn dịch đặc thù, quá trình tự miễn dịch chủ yếu chống lại một cơ quan.

Những ví dụ (đi kèm các cơ quan bị ảnh hưởng) có thể kể là viêm tuyến giáp Hashimoto (tuyến giáp), bệnh thiếu máu ác tính (dạ dày), bệnh Addison (tuyến thượng thận) và đái tháo đường lệ thuộc insulin (tuyến tụy).

Trong các rối loạn tự miễn dịch không đặc thù, các hoạt động tự miễn dịch lan khắp cơ thể. Cụ thể như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp và viêm da cơ. Một số bệnh tự miễn dịch rơi vào cả hai loại.

Đôi khi, một bệnh nhân bị cùng lúc nhiều dạng bệnh tự miễn dịch đặc thù và không đặc thù. Dù sao, sự chồng chéo của hai dạng cũng ít gặp.

Điều trị

Nguyên tắc đầu tiên trong việc điều trị bất cứ rối loạn tự miễn dịch nào là điều chỉnh mọi sự thiếu hụt nghiêm trọng. Điều này có thể bao gồm việc thay thế hormon, như thyroxin hoặc insulin, do các tuyến bị ảnh hưởng không còn sinh ra chúng.

Một phương pháp khác là có thể thay thế các thành phần của máu qua việc truyền máu.

Nguyên tắc thứ hai là giảm hoạt động của hệ miễn dịch; điều này đòi hỏi phải có sự cân bằng tinh tế, kiểm soát sự rối loạn trong khi vẫn duy trì được khả năng chống bệnh tật chung.

Thuốc corticosteroid thường được sử dụng nhiều nhất. Các trường hợp nặng hơn có thể điều trị bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch mạnh như cyclophosphamid, methotrexat và azathioprin, nhưng tất cả các loại thuốc này đều có thể làm tổn hại các mô phân chia nhanh, như tủy xương, và vì vậy chúng được sử dụng hết sức cẩn trọng. Thuốc ức chế miễn dịch cyclosporin đã chứng minh được sự hữu dụng đối với một số rối loạn tự miễn dịch, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Không giống như thuốc độc tế bào, nó không làm hại tủy xương nhưng có thể gây tổn hại thận.

CÁC RỐI LOẠN TỰ MIỄN DỊCH

Các rối loạn tự miễn dịch là một nhóm các tình trạng trong đó hệ miễn dịch tấn công lại các mô của cơ thể như thể chúng là những vật lạ. Nguyên nhân của các rối loạn không rõ ràng nhưng dường như các yếu tố di truyền đóng một vai trò. Phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới. Một người mắc một rối loạn tự miễn dịch có thể bị những rối loạn tự miễn dịch khác.

Một rối loạn tự miễn dịch có thể ảnh hưởng đến một loại cơ quan hoặc tế bào đặc biệt, hoặc có thể tác động đến nhiều cơ quan. Sau đây là những rối loạn tự miễn dịch hoặc được cho là tự miễn dịch.

Rối loạn đặc thù (cơ quan hoặc tế bào bị ảnh hưởng)

Bệnh Addison (tuyến thượng thận)

Bệnh thiếu máu tan huyết tự miễn dịch (hồng cầu)

Viêm gan mạn tính hoạt động tự miễn dịch (gan)

Vô sinh tự miễn dịch (tinh trùng hoặc buồng trứng)

Tiểu đường typ 1 (tuyến tụy)

Hội chứng Goodpasture (phổi và thận)

Bệnh Graves (tuyến giáp)

Viêm tuyến giáp Hashimoto (tuyến giáp)

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (tiểu cầu)

Bệnh nhược cơ nặng (thụ thể cơ)

Thiếu máu ác tính (niêm mạc dạ dày)

Bệnh bạch biến (tế bào hắc tố)

Rối loạn không đặc thù

Hội chứng Behçet

Viêm khớp dạng thấp

Hội chứng Sjögren

Lupus ban đỏ hệ thống

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Động mạch cảnh (Tên Tiếng Anh: Carotid artery)

Thông tin Y khoa: Động mạch cảnh (Tên Tiếng Anh: Carotid artery)

Một trong bốn động mạch chủ yếu của cổ và đầu.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Carotene (Tên Tiếng Anh: Caroten)

Thông tin Y khoa: Carotene (Tên Tiếng Anh: Caroten)

Sắc tố màu cam có trong cà rốt, cà chua và nhiều loại thực vật có màu khác, bao gồm cả rau lá xanh sẫm.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Sâu răng (Tên Tiếng Anh: Caries, dental)

Thông tin Y khoa: Sâu răng (Tên Tiếng Anh: Caries, dental)

Sự ăn mòn dần men răng (lớp bảo vệ của răng) và ngà răng (chất ở dưới men răng).

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Viêm tim (Tên Tiếng Anh: Carditis)

Thông tin Y khoa: Viêm tim (Tên Tiếng Anh: Carditis)

Một thuật ngữ chung cho viêm bất cứ phần nào của tim hoặc thành của nó.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Phẫu thuật tim mạch (Tên Tiếng Anh: Cardiovascular surgery)

Thông tin Y khoa: Phẫu thuật tim mạch (Tên Tiếng Anh: Cardiovascular surgery)

Một ngành phẫu thuật liên quan đến tim và các mạch máu.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Hồi sức tim phổi (Tên Tiếng Anh: Cardiopulmonary resuscitation)

Thông tin Y khoa: Hồi sức tim phổi (Tên Tiếng Anh: Cardiopulmonary resuscitation)

Tiến hành các bước của các phương pháp hồi sinh bằng cách xoa bóp tim và hô hấp miệng - miệng cho người bị ngất do ngừng tim.

Từ điển Y khoa  -