Thông tin Y khoa: Chặn, chẹn (Tên Tiếng Anh: Blocking)
Không có khả năng biểu lộ những cảm giác hoặc ý nghĩ thực, thường do xung đột xúc cảm hoặc tinh thần.
Trạng thái cảm xúc không hài lòng, được xếp từ bứt rứt, khó chịu nhẹ đến sợ hãi dữ dội.
Bệnh nhân lo âu thường có cảm giác tính mạng bị đe dọa mặc dù không có sự đe dọa nào, và có vài triệu chứng tâm thần và thực thể. Lo lắng chuyển thành một triệu chứng khi nó bắt đầu hạn chế suy nghĩ và làm rối loạn các hành động bình thường hàng ngày.
Triệu chứng thực thể thường nhất có liên quan đến ngực, bao gồm đánh trống ngực, đau nhói như dao đâm, có cảm giác khó thở và không đủ không khí, có khuynh hướng thở dài hay sâu (xem Hyperventilation - Tăng không khí).
Căng cơ dẫn đến đau đầu, co thắt cổ, đau lưng, nắm quá chặt và không thể giãn ra được. Bất an, run tay không ngừng và thường gặp cảm giác mệt mỏi. Cảm giác kim châm hay co thắt cánh tay đôi khi theo sau sự tăng không khí.
Các triệu chứng tiêu hóa bao gồm khô miệng, tiêu chảy, buồn nôn, mất cảm giác thèm ăn, ợ liên tục và khó nuốt. Một số bệnh nhân có thể có cảm giác nôn và đau nhiều giống như người bệnh nặng.
Các triệu chứng khác gồm đổ mồ hôi, đỏ mặt, xanh xao, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, ngáp, muốn đi tiểu và đại tiện.
Bệnh nhân thường có cảm giác có điều gì sắp xảy ra. Họ lo sợ rằng họ bị mắc bệnh mạn tính và nguy hiểm hay lo lắng về sức khỏe của gia đình và bạn bè. Lo âu thường đưa đến sự phụ thuộc vào người khác, kích động, có cảm giác mệt mỏi, và trạng thái dễ thất vọng.
Không thư giãn được có thể làm khó ngủ, thức suốt đêm và thường thấy ác mộng.
Các triệu chứng lạ nhưng thường gặp là mất nhân cách (cảm giác bị tách ra khỏi thế giới xung quanh).
Những triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột và tồn tại trong khoảng thời gian dài khiến bệnh nhân sợ rằng họ bị mất trí.
Triệu chứng lo âu thường có nguyên nhân do rối loạn lo âu, hoặc một phần của một rối loạn tâm thần, như bệnh tưởng, trầm cảm hoặc một dạng rối loạn tâm lý - tình dục.
Có ba giả thuyết về nguyên nhân của lo âu. Các đánh giá sinh lý học cho thấy những người lo lắng có sự gia tăng thức tỉnh trong hệ thần kinh trung ương, làm cho bệnh nhân phản ứng sôi nổi hơn và thích ứng chậm hơn đối với sự việc. Điều này sinh ra các triệu chứng thực thể như đánh trống ngực khiến họ không yên tâm và càng lo lắng.
Các giả thuyết tâm lý xuất phát từ Frend, ông cho rằng lo âu có nguồn gốc từ những điều bị kiềm chế và không giải quyết được từ thời thơ ấu.
Ban đầu người ta cho rằng lo âu có nguyên nhân do những nhu cầu tình dục không được thỏa mãn, nhưng ngày nay, với sự hiểu biết sâu sắc hơn về tầm quan trọng của ràng buộc và xa cách giữa cha mẹ - con cái đã dẫn đến những lý thuyết giải thích lo âu có nguyên nhân do sợ mất đối tượng được yêu thích. Mâu thuẫn trong tiềm thức cũng gây lo âu.
Các nhà tâm thần học mô tả lo âu như là sự đáp ứng đối với đau hoặc rối loạn tâm thần. Ban đầu lo âu hướng con người đến việc cải tiến hành động, nhưng dần dần, lo âu trở thành thói quen có điều kiện ăn sâu không kiểm soát được, và hơi khó khăn là đã xảy ra. Lo âu trở thành sút giảm hiệu suất hành động và suy nghĩ.
Có thể trợ giúp những người bị lo âu bằng cách trấn an hoặc hướng dẫn, khuyên bảo, và, trong những trường hợp nặng, điều trị bằng liệu pháp tâm lý hoặc bằng thuốc.
Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.
Không có khả năng biểu lộ những cảm giác hoặc ý nghĩ thực, thường do xung đột xúc cảm hoặc tinh thần.
Một dạng rối loạn nhân cách ở khoảng giữa loạn thần kinh chức năng và tâm thần.
Một nhóm bệnh tâm thần, trong đó các triệu chứng lo âu là biểu hiện chính. Các rối loạn lo âu bao gồm một số hội chứng đặc thù, mặc dù ranh giới giữa chúng không rõ ràng.
Không có khả năng giữ được bình tĩnh, thường do lo lắng hoặc căng thẳng.
Sợ đi đến những nơi có không gian mở, đi vào nhà hàng, cửa hàng và những địa điểm công cộng khác. Tình trạng thường có phần nào liên quan với chứng sợ bị nhốt, một loại ám ảnh sợ khác.