Ykhoangaynay.com |  25/07/2024

Cách chẩn đoán và điều trị ung thư khí quản

Ung thư khí quản là một bệnh hiếm gặp nhưng nguy hiểm, thường khó phát hiện sớm. Triệu chứng có thể bắt đầu với khó thở nhẹ và tiến triển thành suy hô hấp nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời.

Chẩn đoán ung thư khí quản

Hình ảnh minh hoạ ung thư khí quản.

Khi nghi ngờ ung thư khí quản, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để xác định tình trạng bệnh.

Chụp X-quang lồng ngực: Có thể thấy hình ảnh khí quản bị chèn ép và giảm thông khí ở phổi.

Chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp đánh giá vị trí, kích thước, mức độ xâm lấn của khối u, tình trạng hạch di căn và tổn thương di căn phổi nếu có.

Nội soi khí quản: Cho phép quan sát trực tiếp tổn thương, xác định vị trí và hình thái của tổn thương, thường gặp thể sùi hoặc chít hẹp khí quản. Nội soi cũng giúp thực hiện sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học.

Siêu âm ổ bụng: Phát hiện các tổn thương di căn.

Xạ hình xương: Đánh giá tổn thương di căn xương, chẩn đoán giai đoạn bệnh, theo dõi đáp ứng điều trị và đánh giá tái phát. Tổn thương thường ở xương cột sống, xương chậu, xương sườn.

Chụp cắt lớp vi tính sọ não: Phát hiện di căn não.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não: Cung cấp thông tin chính xác về số lượng và kích thước tổn thương di căn não. MRI cũng hỗ trợ lập kế hoạch điều trị xạ phẫu bằng dao gamma.

Chụp PET/CT: Được thực hiện trước và sau điều trị để chẩn đoán u nguyên phát, đánh giá giai đoạn bệnh, theo dõi đáp ứng điều trị, và mô phỏng kế hoạch xạ trị.

Xạ hình thận chức năng: Đánh giá chức năng thận trước và sau điều trị.

Tế bào học: Tìm tế bào ung thư trong đờm, dịch rửa khí phế quản, và tế bào hạch thượng đòn nếu có.

Sinh thiết tổn thương: Thực hiện qua nội soi khí phế quản để chẩn đoán mô bệnh học. Ung thư biểu mô vảy là loại phổ biến nhất, tiếp theo là ung thư biểu mô tuyến.

Cuối cùng, cần phân biệt ung thư khí quản với các bệnh lý khác như lao khí quản, áp xe vùng khí quản, u thanh quản, và ung thư phế quản gốc.

> Nguyên nhân và triệu chứng của ung thư khí quản

Phương pháp điều trị ung thư khí quản

Chụp PET/CT trước điều trị để chẩn đoán u nguyên phát, chẩn đoán giai đoạn bệnh ung thư khí quản

Phương pháp điều trị ung thư khí quản thay đổi tùy theo giai đoạn bệnh và loại mô bệnh học. Điều trị có thể đơn thuần hoặc kết hợp nhiều phương pháp, và cần thực hiện khẩn trương do nguy cơ biến chứng cấp tính như suy hô hấp cấp nếu khối u gây tắc nghẽn đường thở.

Giai đoạn I, II, III: Phẫu thuật cắt bỏ khối u khí quản, vét hạch vùng và thực hiện tạo hình khí quản. Sau phẫu thuật triệt căn, hóa trị hoặc xạ trị bổ trợ có thể được chỉ định nếu có yếu tố như diện cắt dương tính hoặc hạch bị phá vỡ vỏ.

Các phương pháp điều trị bổ sung:

Đặt stent khí quản: Giúp mở rộng đường thở bị tắc nghẽn.

Đốt laser u khí quản: Loại bỏ khối u bằng công nghệ laser.

Đốt đông lạnh (Cryotherapy): Áp dụng nhiệt độ cực thấp để tiêu diệt khối u.

Xạ trị:

- Hậu phẫu: Dành cho giai đoạn II, IIIA hoặc khi phẫu thuật cắt bỏ không hoàn toàn và còn lại tổ chức ung thư. Xạ trị cũng được chỉ định nếu u xâm lấn vỏ thần kinh hoặc mạch bạch huyết.

- Xạ trị đơn thuần hoặc hóa xạ trị đồng thời: Áp dụng cho giai đoạn I, II, IIIA khi bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc từ chối phẫu thuật.

- Xạ trị triệu chứng: Được sử dụng để giảm đau và chống chèn ép.

Hóa trị: Thường phối hợp với xạ trị hậu phẫu hoặc hóa xạ trị triệt căn. Với ung thư khí quản di căn, điều trị toàn thân bằng phác đồ có chứa platinum thường được áp dụng cho ung thư biểu mô tế bào vảy.

Điều trị đích và miễn dịch: Tùy thuộc vào tình trạng đột biến gen và dấu ấn miễn dịch, các thuốc điều trị đích và miễn dịch sẽ được sử dụng tương tự như trong ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Ung thư khí quản nguyên phát rất hiếm gặp. Thực tế, tại nhiều cơ sở y tế, phần lớn các trường hợp ung thư khí quản đều là do sự xâm lấn từ các khối u khác. Các loại ung thư thường gặp nhất dẫn đến tình trạng này bao gồm ung thư phổi, ung thư thực quản, hoặc các ung thư từ các bộ phận khác di căn đến khí quản.

(Bài viết tham khảo, biên soạn lại từ tài liệu "Thở khò khè, ho cảnh giác với ung thư khí quản", link gốc: https://suckhoedoisong.vn/tho-kho-khe-ho-canh-giac-voi-ung-thu-khi-quan-16921122310160193.htm)

Tin khác

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân mắc bạch cầu cấp. Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp cơ thể có đủ năng lượng để phục hồi, mà còn hỗ trợ tái tạo các tế bào máu và mô bị tổn thương trong quá trình điều trị.

Sự kiện Y Khoa  - 
Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là gì?

Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là gì?

Bạch cầu cấp là một trong những dạng ung thư máu phổ biến, đặc biệt là bạch cầu cấp dòng tủy. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có xu hướng trẻ hóa và tiến triển rất nhanh.

Sự kiện Y Khoa  - 
Bạch cầu cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán

Bạch cầu cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán

Ung thư là một trong những căn bệnh có tốc độ gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu, trong đó bệnh bạch cầu cấp (hay còn gọi là ung thư máu) là một trong những loại ung thư phổ biến. Bệnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau và hiện nay, việc phòng ngừa vẫn còn nhiều thách thức.

Sự kiện Y Khoa  - 
Phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì?

Phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì?

Việc phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm mở ra nhiều cơ hội điều trị hiệu quả hơn. Trong một số trường hợp, các triệu chứng và dấu hiệu của ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện rõ ràng, tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng dễ nhận biết.

Nghiên cứu  - 
Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không?

Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không?

Mỗi năm tại Việt Nam, hơn 4.100 phụ nữ mới phát hiện mắc ung thư cổ tử cung, và khoảng 2.400 người không may qua đời vì căn bệnh này. Vậy, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi hay không?

Nghiên cứu  - 
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung: Những triệu chứng cần lưu ý để phát hiện sớm

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung: Những triệu chứng cần lưu ý để phát hiện sớm

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác, vì vậy việc nhận biết sớm các triệu chứng là điều quan trọng giúp tăng cơ hội điều trị hiệu quả.

Nghiên cứu  -